Liên quan đến vụ con rắn hổ mang hoa dài 2m, nặng khoảng 2kg chui vào chuồng gà nhà chị Nguyễn Thị Hảo ở thôn Na Hoa, xã Hồ Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn), chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Triệu Văn Định, người trực tiếp vây bắt con rắn này.

Quán cà phê độc lạ: Khách tha hồ ôm ấp rắn, trăn, thằn lằn, bọ cạp

Làng nuôi rắn thu bạc tỷ của thủ đô giờ ra sao?

Hành khách gây náo loạn vì mang 20 con rắn lên máy bay

Toàn cảnh con rắn hổ mang hoa được ông Triệu Văn Định lôi ra từ khu chuồng nuôi gà nhà chị Hảo ngày 25.9.

Ông Định năm nay 50 tuổi, là người dân tộc Nùng, hàng xóm nhà chị Hảo, cũng là người chuyên bắt rắn. Cứ nhà ai có rắn về là gọi, ông lại tới giúp.

Nói về vụ bắt rắn ở nhà chị Hảo, ông Định kể: “Tối đó cơm nước xong, cả nhà cũng chuẩn bị đi nghỉ thì bà Hiệu (mẹ đẻ chị Hảo) có gọi điện cho tôi nói là nghe tiếng gà giãy chết, đoán có rắn chui vào cắn gà, ăn trứng nên tôi chạy sang luôn”.

“Khu chuồng gà không có điện thắp sáng nên tối om, tôi đeo đèn pin trên trán rồi lại gần cố lắng nghe để đoán vị trí con vật đang nằm. Đồng thời, tôi cũng cố giữ im lặng tránh đánh động vì sợ rắn có thể lao ra tấn công lại mình.

Chuồng gà nhà chị Hảo vốn là khu nuôi lợn, cao gần 1m, được tận dụng lại để nhốt gà và trữ một số dụng cụ nông nghiệp hoặc trữ củi, vì thế mà rất nhiều góc để rắn có thể trú ẩn.

"Đang lúc khe khẽ dò vị trí thì tôi nghe thấy thấy phì phì rất mạnh của con vật, linh tính mách bảo con vật đang ở rất gần rồi nên tôi quyết định phải thao tác nhanh gọn. Mọi người đều sợ hãi nên chỉ dám đứng ngoài, trong chuồng gà tối thui, tôi vừa cúi đầu soi đèn vừa phải nhìn quanh đề phòng và tìm vật dụng tự trợ giúp" - ông Định kể.


Còn chưa kịp định thần ông Định lại nghe tiếng phì phì sau lưng, ông quay ngoắt người nhìn vào bóng tối, ánh đèn pin lướt nhanh qua đống củi bên cạnh. Ông lại nhẹ nhàng di dời từng khúc củi để con vật không còn nơi ẩn nấp. Vừa nhìn thấy con rắn ló đầu ra ông liền nhanh chóng dùng xẻng đè mạnh phần đầu, sau đó mới tóm chặt bằng tay.Sau khi xác định được chỗ rắn nấp ở góc chuồng, ông cầm một cái xẻng tiến lại gần, loáng thấy đuôi rắn cuộn quanh mấy khúc củi, gỗ (làm chỗ đậu cho gà - PV) ông Định nhẹ nhàng nhấc từng khúc cây ra thì... con rắn biến mất.

“Tóm được đầu rồi nhưng phần thân và đuôi của nó vẫn nằm sâu trong đống củi, tôi phải lựa lựa một lúc mới lôi ra nổi. Cũng may là nó vừa nuốt ổ trứng, đang tiêu hóa thức ăn nên “hiền” hơn, chứ lúc ấy mà gặp rắn đói thì không chuyện gì xảy ra vì trời quá tối” - ông Định cười xòa.

{keywords}
Ông Định lúc lôi con rắn hổ mang dài 2m từ chuồng gà.

Còn nhớ rằm tháng 7 năm ngoái, ông Định cũng bắt một con rắn hổ mang tại chính nhà chị Hảo. Ông cho hay: "Bà Hiệu nhờ tôi sang bắt rắn. Hôm đấy cũng là con hổ mang nhưng to hơn con này nhiều. Nó cắn gà xong trườn ra góc vườn, tôi tóm được phần đầu còn thân và đuôi nó cuộn chặt vào gốc bưởi. Kéo rồi gỡ kiểu gì cũng không ra, càng cố sức kéo nó càng cuộn chặt. 

Lúc đó tôi buộc phải lỏng tay ở phần đầu về con vật cũng thả lỏng theo, nào ngờ nó trượt được ra khỏi tay tôi rồi quay lại cắn luôn. Nói rồi ông chìa tay cho chúng tôi xem cái sẹo nhỏ, in rõ 2 vết cắn song song nhau.

Mặc dù có thâm niên trong việc bắt rắn nhưng ông Triệu Văn Định không hề có ý tưởng truyền nghề cho các con cháu, bởi ông cho rằng đây là nghề quá nguy hiểm, tiền kiếm được chẳng đáng là bao mà có thể mất tính mạng như chơi. 

(Theo Dân Việt)

Rợn người xem chàng trai Hà thành đùa chơi với đàn trăn, rắn quý hiếm

Rợn người xem chàng trai Hà thành đùa chơi với đàn trăn, rắn quý hiếm

Nguyễn Việt Anh (SN 1986, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) nổi tiếng trong giới chơi sinh vật cảnh Hà Nội nhờ sở hữu bộ sưu tập rắn, trăn độc đáo.

Thót tim xem bẫy rắn hổ mang nặng 3 kg dài gần 3m ở Sài Gòn

Thót tim xem bẫy rắn hổ mang nặng 3 kg dài gần 3m ở Sài Gòn

Hai anh em ở huyện Hóc Môn bẫy được con rắn "khủng" dài gần 3 mét bằng mồi cóc.

Nuôi 3 triệu con rắn: Cả làng quen với rắn cắn

Nuôi 3 triệu con rắn: Cả làng quen với rắn cắn

Ngôi làng chỉ có 160 hộ dân nhưng lại nuôi tới 3 triệu con rắn, mỗi tháng rắn mang về nguồn thu lên tới 6,6 triệu NDT (gần 23 tỷ đồng) cho người dân ở đây.

Sống giữa 1.000 con rắn: Lạnh sống lưng tay không bắt hổ mang

Sống giữa 1.000 con rắn: Lạnh sống lưng tay không bắt hổ mang

Nuôi rắn độc là một nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm, nhiều người ngoài nhìn vào không khỏi rùng mình khi nhìn thấy người dân chủ yếu dùng… tay không bắt rắn.