Là quán cà phê tồn tại hàng chục năm, nhưng nó vẫn mang trong mình một nét xưa của Sài Gòn. Quán cà phê Cheo Leo có từ năm 1938 ở khu Bàn Cờ (quận 3), đến nay vẫn là nơi lui tới của những ai "thèm" không khí Sài Gòn xưa.

Nằm sâu trong con hẻm 109 Nguyễn Thiện Thuật (phường 2, quận 3), quán cà phê Cheo Leo đang được những người con của ông Vĩnh Ngô, người sáng lập quán từ cuối thập niên 30 của thế kỷ trước gìn giữ.

Thời kỳ đầu, Cheo Leo là một trong những quán cà phê nhạc, nổi tiếng ở khu trung tâm quận 3, lúc đó ở khu vực này thưa thớt người. Khách chủ yếu là dân địa phương, rồi học sinh trường Petrus Ký hay Chu Văn An. Không đông được như bây giờ, khách lúc nào cũng ra vào quán.

Theo cô Nguyễn Thị Sương, chủ quán cà phê cho biết: "Cuối thập niên 1930, đầu 1940, khi cha tôi lưu lạc từ Huế đến Gia Định lập nghiệp, chọn khoảnh đất này định cư thì nguyên khu vực chỉ là đồng không mông quạnh, thưa thớt vài nhà dân. Xây nhà dựng quán xong, thấy chung quanh trơ trọi chỉ có mỗi gia đình mình, ông thốt lên "sao mà cheo leo quá", nên lấy luôn tên đó đặt cho quán.

Ngày đó cha tôi bản tính phóng khoáng hay đi đây đó chơi, thấy những người khách trú (cách gọi người Hoa) pha cà phê bằng vợt điệu nghệ, lại thơm ngon, không uống trong ly mà rót vào đĩa húp. Cụ thấy vừa lạ vừa thích nên cũng học cách pha để về mở quán".

Nguyên liệu và cách pha chế cà phê vợt đơn giản không khó. Nước máy để trong thùng chứa chừng 3 ngày cho bay hết mùi thuốc sát trùng thì mới đem ra nấu cà phê. Lò nung cha chị làm từ cái thùng phuy chèn thêm lớp gạch pha với đường cát vàng hạt lớn.

{keywords}

Giữa lò nung có than lửa làm nước sôi, nước sôi già mới đổ vào cái siêu mà người ta thường đun thuốc Bắc. Trong siêu có tấm vải lược, tức cái vợt, bỏ cà phê xay nhuyễn vào đó. Ủ một lúc thì chắt nước cà phê qua cái siêu khác, đặt bên rìa lò nung giữ nóng lâu, hoặc chắt liền vào ly phục vụ khách vừa tới quán.

Lửa để đun cà phê rất quan trọng, nếu lớn quá thì cà phê bị cháy khét, ra vị chua, còn yếu quá thì làm cà phê không có mùi thơm hấp dẫn.

Ông Hảo một người khách quen của quán cho biết: “Tôi uống cà phê ở quán này lâu lắm rồi. Cà phê ở đây nó rất khác so với các quán cà phê ở các nơi, nó được chế bằng vợt, trong ấm đất. Tôi cùng với mấy ông bạn già sáng nào cũng ngồi quán này, sáng nào mà không ngồi thì thấy trong người khó chịu lắm!”.

Theo quan sát của chúng tôi thì không gian của quán không rộng lắm chỉ đủ để vài cái bàn, tầm 10 tới 20 người. Khách tới quán nhiều thành phần từ những người già cho đến những người trẻ. Đôi lúc cũng có nhiều khách tây, khi nghe tên quán cũng ghé tới, thưởng thức cà phê, chụp hình cùng chủ quán, học cách pha chế.

Không gian khu pha chế thì rất đơn sơ không cầu kì, nhưng vẫn giữ được một phong cách riêng biệt, gần như không thay đổi theo thời gian.

Với người yêu thích cà phê thì, việc dùng cà phê đã trở thành một thói quen không thể nào bỏ được, nhất là những quán cà phê mang trong mình một phong cách đặc biệt như cà phê vợt.

Khách tới quán không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn nhằm tìm không gian ngồi nói chuyện, trao đổi, hỏi thăm sức khỏe, đọc báo,... Đó cũng chính là nét văn hóa của Sài Gòn xưa còn tồn tại đến ngày nay.

Một số hình ảnh về quán cà phê vợt lâu đời nhất ở Sài Gòn:

{keywords}

Gần 80 năm các quy trình làm cà phê vợt của quán Cheo Leo vẫn không hề thay đổi


{keywords}

{keywords}

Những món đồ pha cà phê hoặc trang trí quán đều rất gần gũi và đơn giản


{keywords}

{keywords}

Nước máy để trong thùng chứa chừng 3 ngày cho bay hết mùi thuốc sát trùng thì mới đem ra nấu cà phê


{keywords}

Các ấm siêu được đun liên tục để phục vụ khách tới quán


{keywords}

{keywords}

Khách tới quán không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn nhằm tìm không gian ngồi nói chuyện, trao đổi, hỏi thăm sức khỏe, đọc báo,...


{keywords}

Bức ảnh kỷ niệm các thế hệ đảm trách các công đoạn pha cà phê trong quán

(Theo Công an TP.HCM)