Video độc đáo quy trình tạo ra chiếc khẩu trang tơ tằm 3 lớp bằng cách dùng hàng ngàn con tằm tự dệt
Là một chủ cơ sở ở làng nghề tơ tằm Mỹ Đức (Hà Nội), nghệ nhân Phan Thị Thuận đã thành công khi tạo ra các sản phẩm chăn bông, áo bông tơ tằm… với hàng ngàn con tằm đang tự dệt. Thành công nối tiếp thành công, hiện tại bà Thuận cũng đã sử dụng hàng ngàn con tằm tự dệt ra những lớp khẩu trang với những điểm đặc biệt là không chỉ đẹp mà còn tốt cho da khi sử dụng.
Những con tằm đang trong thời điểm kén tơ tạo thành những tấm kén lớn |
Nghệ nhân Phan Thị Thuận đang kiểm tra những con tằm thợ. Những con tằm hết kén tơ được bà Thuận chọn ra một bên để |
Nói về ý tưởng này cho những con tằm tự dệt, bà Thuận cho biết, sản phẩm chăn bông, áo bông tơ tằm tự dệt của bà bắt đầu có từ năm 2010, song đến 2012 mới bán ra thị trường. Để làm ra được những sản phẩm này, bà phải huấn luyện những con tằm tự dệt chăn tơ.
"Ý tưởng tự cho tằm tự dệt những mảnh tơ cỡ lớn nảy ra khi nhiều lần tôi ngồi quan sát con tằm làm tơ, đan kén ngoáy đầu ra sao, rút ruột thế nào. Từ đó, tôi so sánh rằng rõ ràng, con tằm dệt ra cho mình một chiếc vỏ bền chặt mà không kỹ thuật dệt tay nào của con người có thể đạt được. Vậy tại sao không biến con tằm thành những công nhân tự dệt nên những tấm chăn tơ cho mình"- bà Thuận kể.
Bà Thuận vui mừng khi đứng trước thành quả là những tấm kén lớn từ những con tằm làm ra. Những tấm kén này được bà Thuận chọn lựa kĩ càng vì làm khẩu trang nên mặt tấm kén phải mỏng và được đan đềuđều. |
Bắt tay vào thử nghiệm, bà Thuận gặp không ít khó khăn. Tằm nhả tơ một cách tự do, vài chục con không có nơi bấu víu nên cứ bò lung tung theo bản năng. Lúc đó, bà lại phải tự tay bắt về, sắp xếp chúng vào đúng vị trí. Cứ thế, bà kiên trì ngồi bắt từng con, cộng với chức năng buộc phải nhả tơ khi đến kì như người đau đẻ, nên không còn cách nào khác tằm đành phải nhả tơ vào không gian.
Vậy là hàng ngàn, hàng vạn con tằm cùng nằm trên một mặt phẳng rút ruột nhả tơ một cách chăm chỉ để dệt thành những tấm chăn bông tơ tằm bền đẹp. Bà Thuận bật mí, vào mùa thu, một con tằm chứa trong bụng khoảng 400-450 m tơ, còn vào mùa hè thì tằm chứa trong bụng khoảng 300 m tơ.
Những con tằm đã hết nhiệm vụ kén tơ, sẽ được lọc ra và bán thực phẩm |
Từ đó, nghệ nhân này tính toán khoảng cách thích hợp để cho con tằm vươn cổ, nhả tơ vừa tầm mà không vướng vào nhau. Tơ con này cuốn vào con kia sẽ đan thành các lớp lang dày như những chiếc kén được cán phẳng. Khi hết chu kỳ nhả tơ cũng có nghĩa là đã hoàn thành sản phẩm.
Cách làm độc đáo này giúp những sản phẩm tơ tằm của bà luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Với thành công khi huấn luyện hàng vạn con tằm chăm chỉ rút ruột tự dệt chăn tơ, đem lại khoản lợi rất lớn về các mặt hàng chăn bông và áo bông tơ lụa.
Tấm kén đã được cắt thành hình chiếc khẩu trang |
Chiếc khẩu trang 3 lớp, sử dụng hoàn toàn bằng tơ tằm, và được may cẩn thận ở khâu cuối cùng |
Thành công nối tiếp thành công. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và nguồn khẩu trang đang được nhiều người sử dụng quan tậm nên nghệ nhân Phan Thị Thuận đã sử dụng những con tằm tự dệt những tấm tơ với đường kính nhỏ hơn và mỏng hơn so với cách làm ra những chiếc chăn bông hay áo bông tơ.
Với ý tưởng độc đáo này bà Thuận cho hay: "Theo tôi tơ tằm tự dệt không chỉ để làm ra quần áo, chăn… mà nó còn làm những thứ thiết thực hơn đối với đời sống còn người ở thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay".
Tất cả các bước được bà Thuận kiểm tra nghiêm ngặt tránh tình trạng đưa đến tay người tiêu dùng mà bị lỗi |
Ở lớp ngoài cùng được dệt bằng tơ tằm thô từ những con kén phế để tạo ra nhằm tạo phần cứng nhằm ôm sát mặt người sử dụng và dây đeo được thiết kế co giãn |
Theo bà Thuận chia sẻ, khẩu trang được thiết kế 3 lớp, lớp trong cùng lớp lụa mỏng được dệt bằng tơ, còn lớp ngoài cùng được dệt bằng tơ tằm thô từ những con kén phế để tạo ra nhằm tạo phần cứng. Và đặc biệt là lớp ở giữa là tấm kén phẳng được đan đều từ những con tằm tự dệt. Công đoạn tạo ra tấm kén phẳng, theo bà Thuận không sử dụng bất kỳ chiếc máy nào hết.
Với 3 lớp được tạo ra từ tơ tằm, đã có sự khác biệt hơn với những khẩu trang đang bán ngoài thị trường, bà Thuận cho biết: "Khẩu trang không chỉ là tránh bụi bẩn hay phòng chống dịch Covid-19 mà còn đẹp da, chống lão hoá và đặc biệt giúp người sử dụng thấm mồ hồi, cảm thấy dễ chịu".
Những chiếc khẩu trang đã được hoàn thiện, các công nhân đang sắp xếp để đưa ra thị trường |
"Đối với khẩu trang của chúng tôi có sự đặc biệt, ở lớp giữa là có tấm kén phẳng do con tằm tự dệt. Khẩu trang có 3 lớp, lớp trong cùng là lớp lụa mỏng được dệt bằng tơ, lớp ngoài cùng dệt bằng tơ tằm thô từ những con kén phế để tạo ra phần cứng, ôm sát được mặt làm cho người đeo dễ chịu, và rất thấm mồ hôi để làm da mát hơn"- bà Thuận khẳng định.
Theo bà Thuận, vì những chiếc khẩu trang đa phần là làm thủ công nên mỗi ngày 1 người thợ chỉ có thể làm được 10 cái khẩu trang và mỗi chiếc khẩu trang đươc bán với giá 150 nghìn/1 chiếc.
Những chiếc khẩu trang với nhiều màu sắc, phù hợp với từng lứa tuổi và đặc biệt, ôm sát được mặt làm cho người đeo dễ chịu, và rất thấm mồ hôi để làm da mát hơn |
Hiện nay, những chiếc khẩu trang được nghệ nhân Phan Thị Thuận đưa ra thị trường đã có rất nhiều người yêu mến về ngành tơ tằm ưa chuộng và đặt hàng.
(Theo Người Lao Động)
Bóc mẽ những chiêu lừa chiếm đoạt tiền mua bán khẩu trang thời Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp là lúc thị trường khẩu trang sôi động trở lại, cũng là thời điểm để các đối tượng xấu tung "mánh khóe", lừa đảo trên mạng.