Những ngày này, người dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đang lo lắng bởi bưởi Phúc Trạch đã bắt đầu chín rộ, nhưng dịch bệnh kéo dài khiến khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Trong 24 xã của huyện Hương Khê, bưởi Phúc Trạch được trồng nhiều ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Thủy,... Toàn huyện có khoảng 21.000 tấn bưởi, dù đã vào chính vụ nhưng vẫn lác đác người mua.

Xã Hương Trạch được xem là "thủ phủ" của bưởi Phúc Trạch. Nơi đây có khoảng 438 hec ta, với 1.000 hộ dân trồng bưởi. Nhưng năm nay việc tiêu thụ gặp khó khăn khiến nông dân "đứng ngồi không yên".

{keywords}
Bưởi đặc sản ở huyện Hương Khê đã chín 
{keywords}
Nhưng khâu tiêu thụ đang gặp khó khăn do dịch bệnh

Bà Phạm Thị Liễu (trú xã Hương Trạch), cho biết: "Vườn nhà tôi có mấy nghìn quả bưởi rất ngon nhưng đang bế tắc đầu ra. Bà con cả xã, ai cũng lo lắng tìm cách tiêu thụ bưởi. Hy vọng khó khăn sớm được tháo gỡ, bởi cả năm mới có một mùa bưởi, là nguồn thu nhập chính cho người dân".

Theo ông Cao Quốc Hội, Chủ tịch UBND xã Hương Trạch, trên địa bàn xã có khoảng 4.700 tấn bưởi nhưng hiện tại chỉ mới tiêu thụ được khoảng 700 tấn. So với năm ngoái, năm nay bưởi  bán chậm hơn.

“Một số tỉnh thành tiêu thụ chính như TP. Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,... đều đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16. Do đó, khâu vận chuyển gặp khó khăn. Trước đây, một bì bưởi vận chuyển mất khoảng 60.000-70.000 đồng tiền phí thì nay lên tới 100.000 đồng”, ông Hội nói.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Khê, nói thêm, cả huyện có 21.000 tấn bưởi Phúc Trạch, nhưng mới tiêu thụ được khoảng 10% so với mức 30% như mọi năm.

Nguyên nhân, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên khâu vận chuyển bị đứt gãy. "Chúng tôi có thể hỗ trợ người dân vận chuyển bưởi đến Hà Nội chẳng hạn, nhưng từ Thủ đô mà để bưởi đến tay người cần mua lại khó. Địa phương đang tìm cách tháo gỡ khó khăn, giúp bà con tiêu thụ bưởi trước mùa mưa bão. Huyện sẽ đưa bưởi Phúc Trạch lên sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường", ông Vinh cho hay.

{keywords}
Một số khu vực bưởi đã chín vàng rộ
{keywords}
Người dân đã bắt đầu cắt bưởi bán 
{keywords}
Sau khi hái, bưởi sẽ được rửa qua bằng nước để tránh tình trạng dập the
{keywords}
Ông Trần Văn Khẩn (trú xã Hương Thủy) có vườn bưởi khoảng 6.000 quả đang chờ thương lái đến thu mua
{keywords}
Mỗi quả bưởi nặng từ 0,7-1,3 kg, có mùi thơm nhẹ tự nhiên đặc trưng, vị ngọt thanh hơi chua
{keywords}
Ông Trần Văn Khẩn trồng bưởi theo chuẩn Vietgap
{keywords}
Chị Nhàn (trú xã Hương Trạch) lo lắng tìm khâu tiêu thụ cho bưởi giữa mùa dịch Covid-19
{keywords}
 
{keywords}
Anh Đường (trú xã Hương Trạch) đã bắt đầu tháo bao bưởi, để chuẩn bị hái bưởi giao cho khách
{keywords}
Theo anh Đường, so với năm ngoái lượng bưởi tiêu thụ đầu mùa năm nay thấp hơn rất nhiều
{keywords}
{keywords}
Hàng vạn quả đặc sản chín vàng, nông dân lo lắng tìm “đầu ra” giữa đại dịch
 
{keywords}
Chị Lê Thị Ngọc (trú xã Hương Trạch) cho biết: "Người dân quanh năm trông chờ vào vựa bưởi này. Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến tôi và cả nhà lo sốt vó, sợ bưởi không bán được hoặc bị ép giá"

Thiện Lương

Đàn ông, đàn bà cả làng 'xe duyên' cho hoa, chờ ngày thu loại quả trăm triệu

Đàn ông, đàn bà cả làng 'xe duyên' cho hoa, chờ ngày thu loại quả trăm triệu

Những ngày này người trồng bưởi Phúc Trạch đổ ra đồng thụ phấn, “xe duyên” cho loài cây đặc sản nhằm tăng năng suất. Cuối vụ thu hoạch đưa lại doanh thu hàng trăm triệu đồng.