Bà My Ut Trinh, 50 tuổi, bị bắt sau cuộc điều tra của cảnh sát Queensland (Úc) sau khi phát hiện chiếc kim trong các hộp dâu tây. Bị cáo buộc 7 tội danh liên quan đến hành động hủy hoại hàng hóa.
Cảnh báo dâu tây có... kim khâu bên trong
Theo The Australian, bà Trinh đã bị bắt sau cuộc điều tra của cảnh sát Queensland. Cơ quan chức năng đã vào cuộc sau khi phát hiện que kim trong các hộp dâu. Cảnh sát phát hiện DNA của bà Trinh có trong một trong những hộp dâu bị phá hoại vào ngày 12/9.
Bà Trinh từng làm việc cho nông trại Berry Licious/Berry Obsession ở khu vực đông nam Queensland. Bà bị cảnh sát cáo buộc đã từng nói với những người khác rằng muốn ‘hủy hoại doanh nghiệp này’, muốn ‘chúng khỏi còn đường làm ăn’ để trả thù cho những gì bà đã chịu đựng.
Que kim gây cuộc khủng hoảng dâu |
Bà bị bắt hôm chủ nhật và bị khởi tố với 7 tội danh khác nhau theo luật hình sự về phá hoại hàng hóa. Mức án tối đa cho các tội này là 3 năm tù. Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng có thể sẽ được áp dụng, mức tối đa là thêm 10 năm tù.
Chủ trang trại dâu tây, ông Kevin Tran, đã buộc phải tiêu hủy 40 tấn, ước tính thiệt hại khoảng 500.000 USD.
Vụ khủng hoảng kim trong trái dâu đã lan ra khắp 6 tiểu bang trên đất Úc và thậm chí xuất hiện trong một số loại trái cây khác. Cơ quan chức năng ở bang Queensland phải cảnh báo khách hàng cần cắt nhỏ trái dâu trước khi ăn.
Đây là cuộc khủng hoảng do chính phương tiện truyền thông xã hội gây ra. Nạn nhân thực sự và duy nhất trong vụ này là những người nông dân trồng dâu tây, ở một mức độ nào đó, những người trồng và xuất khẩu các loại trái cây khác của Úc cũng bị ảnh hưởng
Chính quyền bang đã phải dùng ngân sách 1 triệu đôla Úc để hỗ trợ nông dân đồng thời treo giải thưởng 100.000 đôla Úc cho ai cung cấp thông tin về nghi phạm.
Bên cạnh đó, họ còn tổ chức chiến dịch trên diện rộng, kêu gọi người tiêu dùng đừng quay lưng lại với nông dân mà hãy ủng hộ bằng cách tiếp tục mua hàng.
Nam Hải
Trà hoa hồng nguyên bông 10 triệu/kg, bà chủ bỏ 2 tỷ không dám uống nhiều
Sang Thái Lan học cách làm trà và về quê trồng vườn hoa hồng hữu cơ 10.000 gốc để làm trà nguyên bông. Sau 2 năm, sản phẩm trà của chị làm ra không đủ bán cho khách, mặc cho giá lên tới 5-10 triệu đồng/kg.