Nữ hoàng miền Tây Trương Thị Lệ Khanh, người từng là nữ tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã vượt qua rào cản chính quyền Donald Trump và nằm trong số ít đại gia chinh phục lại được vị trí giàu có hồi đầu tháng 4.

Nằm trong số ít các doanh nghiệp bị HOSE phát đi thông báo nhắc nhở chậm nộp BCTC quý 2/2018, CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) của bà trùm cá tra Trương Thị Lệ Khanh vừa bất ngờ báo cáo lợi nhuận quý 2 tăng mạnh 130% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đạt 427 tỷ đồng, tăng 80% cùng kỳ, hoàn thành 70% kế hoạch năm.

Giá cổ phiếu cũng tăng vọt từ dưới 55.000 đồng lên 75.000 đồng trong một tháng qua.

VHC trở thành cổ phiếu hiếm hoi chinh phục được lại đỉnh hồi tháng 4 khi mà TTCK ghi nhận chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử 1.204 điểm (so với 966 điểm như hiện tại).

Bà Trương Thị Lệ Khanh hiện là chủ tịch HĐQT Thủy sản Vĩnh Hoàn và là cổ đông lớn nhất, nắm giữ gần 39,6 triệu phần VHC (gần 43%), trị giá gần 2.900 tỷ đồng, lọt top 20 người giàu nhất trên TTCK.

Trước đó, bà Lệ Khanh từng là người phụ nữ đầu tiên tự lèo lái một doanh lọt vào tốp 10 tỷ phú chứng khoán Việt Nam. Bà Lệ Khanh đã vượt ông vua tôm Dương Minh Ngọc để đứng số một trong lĩnh vực thủy sản.

Sở dĩ doanh nghiệp thủy sản của bà Trương Thị Lệ Khanh ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận kỷ lục nhờ Vĩnh Hoàn mở rộng vùng nuôi mang lại hiệu quả, giảm chi phí quản lý, thắng lợi về tỷ giá trong bối cảnh các nước, trong đó có Mỹ, siết chặt nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.

Trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) của Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 3, Vĩnh Hoàn của bà Lệ Khanh và Biển Đông là 2 doanh nghiệp may mắn khi được đóng mức thuế suất theo thỏa thuận (Vĩnh Hoàn hưởng thuế suất 0%), còn lại các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khác chịu mức thuế tăng sốc, thêm nhiều lần.

Mặc dù gặp thuận lợi từ thị trường Mỹ, nhưng Vĩnh Hoàn của bà Trương Thị Lệ Khanh không bỏ quên thị trường mới là Trung Quốc với việc cung cấp các sản phẩm cá tra cho công ty TMall Fresh của Alibaba. 

{keywords}
Nữ hoàng cá tra Trương Thị Lệ Khanh.

Với mức thuế suất sang Mỹ 0% và giá bán bình quân cá tra xuất khẩu sang Mỹ tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân Trung Quốc khởi sắc, doanh thu của VHC của bà Trương Thị Lệ Khanh được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong năm 2018.

Trong 6 tháng, VHC ghi nhận doanh thu xuất khẩu đạt 163 tỷ USD, tăng 14% cùng kỳ năm trước. Mỹ hiện vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 64% tổng doanh thu xuất khẩu với mức tăng trưởng 44%.

Thủy sản Minh Phú (MPC) của vợ chồng vua tôm Lê Văn Quang và Chu Thị Bình cũng vừa có báo cáo lợi nhuận ròng hợp nhất 6 tháng 2018 tăng hơn 2 lần lên trên 300 tỷ đồng nhờ giá nguyên liệu giảm trong kỳ giúp biên lợi nhuận tăng. Giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng giảm khá mạnh.

Trong lĩnh vực thủy sản, sự phân hóa rất mạnh. Nhiều doanh nghiệp gặp khó do chịu thuế chống bán phá giá cao kỷ lục từ Mỹ. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng khiến nhiều NĐT lo ngại về các doanh nghiệp thủy sản.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thậm chí còn tạo ra thời cơ thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thủy sản, trong đó có doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Trung Quốc đang nắm giữ thị phần mặt hàng cá tra cao cấp xuất sang Mỹ. Nếu Mỹ áp thuế cho ngành cá tra Trung Quốc thì Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh 2 thị trường nhất nhì thế giới về tiêu thụ cá tra.

Hồi cuối tháng 5, Trung Quốc cũng đã công bố giảm thuế nhập khẩu đối với 221 mặt hàng thủy, hải sản đến từ các quốc gia ưu tiên (các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới-WTO). Mức giảm khá mạnh, khoảng 30-40%.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản xuống khá thấp nhưng sự bứt phá của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí đã giúp chỉ số chung tăng điểm mạnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng khởi sắc có BIDV (BID), Vietinbank (CTG), ACB, VPBank (VPB), Techcombank (TPB),...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến tích cực với 2 cổ phiếu tăng mạnh là VNDirect (VND) và Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

Nhóm dầu khí bứt phá với các gương mặt lớn như: GAS, PVD, PVC,...

Điểm trừ trên thị trường tiếp tục là thanh khoản thấp và khối ngoại bán ròng. Hôm 8/8, các NĐT nước ngoài bán ròng 150 tỷ đồng, với tâm điểm là VNM.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục theo xu hướng tích cực

CTCK Rồng Việt (VDS) cho rằng thị trường có thể tiếp tục tăng sau khi bứt phá qua ngưỡng kháng cự 960 của VN-Index một cách khá nhẹ nhàng. Nhiều cổ phiếu lớn đồng thuận tăng và dòng tiền cũng có sự lan tỏa khá tích cực trên diện rộng. Thị trường có thể tiếp tuc tăng trong ngắn hạn, hướng tới vùng 980 của VN-Index.

CTCPp Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) cũng xác nhận tín hiệu tăng sau khi VN-Index vượt qua được đường MA50 ngày (hiện tại 961 điểm). Nó giúp cải thiện tín hiệu trung hạn của VN-Index từ tiêu cực lên trung tính. Đây là một dấu hiệu tích cực về mặt kỹ thuật của thị trường. Bên cạnh đó, việc kết phiên ở ngay mức 966 điểm, là cạnh trên của vùng tích lũy biên độ hẹp 942-966 điểm trong bảy phiên liên tiếp nên phiên giao dịch tiếp theo sẽ là khá nhạy cảm với xu hướng ngắn hạn của thị trường. Nếu vượt qua được ngưỡng 966 điểm một cách dứt khoát, đà tăng điểm có thể còn tiếp diễn với mục tiêu tiếp theo là ngưỡng 980 điểm (MA50 tuần).

Kết thúc phiên giao dịch 8/8, VN-index tăng 9,48 điểm lên 966,27 điểm; HNX-Index tăng 1,96 điểm lên 107,67 điểm. Upcom-Index tăng 0,51 điểm lên 51,29 điểm. Thanh khoản đạt 215 triệu cổ phần. Giá trị đạt 4,5 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Nữ đại gia quyền lực lộ diện: 'Phân chia quyền lực' ở Eximbank tới hồi kết?

Nữ đại gia quyền lực lộ diện: 'Phân chia quyền lực' ở Eximbank tới hồi kết?

Cuộc phân tranh quyền lực tại Eximbank kéo dài dai dẳng thời hậu Lê Hùng Dũng đang có dấu hiệu dần ổn định với những thay đổi và sự xuất hiện một đại gia kín tiếng cùng nguồn lực tài chính mạnh. 

'Nữ hoàng' vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

'Nữ hoàng' vỡ mộng, nữ đại gia Việt lùm xùm, dứt tình với tiền Tây

Hai doanh nhân mang mác nữ hoàng Việt gặp cú sốc trên đỉnh cao, người mất 500 tỷ, kẻ vướng bản thỏa thuận 32 triệu USD. Ông lớn VinaCapital tiếp tục bán chốt lời hàng loạt cổ phiếu Việt.

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, trong đó có phần lớn từ xử lý 'của tồn kho' hay của để dành như nợ xấu, cổ phần sở hữu chéo.

Đại gia hào phóng buông ngàn tỷ đỡ nhà Cường đôla lúc đen đủi, cạn tiền

Đại gia hào phóng buông ngàn tỷ đỡ nhà Cường đôla lúc đen đủi, cạn tiền

Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) tiếp tục gây sốc, chưa thoát vòng xoáy đen đủi và vẫn đang phải sống nhờ vào lòng hảo tâm hiếm có của các đại gia hào phóng liên quan tới ban lãnh đạo QCG.