Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Viking Asia Holdings II PTE. LTD - tổ chức liên quan tới Công ty quản lý quỹ vốn tư nhân lớn nhất nước Mỹ KKR vừa bán ra thành công 31,96 triệu cổ phiếu Vinhomes (VHM) trong khoảng thời gian từ 18/8 tới 14/9, khi VHM có giá trên dưới 110.000 đồng/cp.

Với mức giá này, tổ chức này có thể đã thu về gần 3.500 tỷ đồng, lãi khoảng hơn 1.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm nắm giữ. Hồi tháng 6/2020, tổ chức ngoại liên quan tới KKR đã mua thỏa thuận số cổ phần trên với giá 75.000 đồng/cp.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Viking Asia Holdings II PTE. LTD giảm từ 5,5% xuống 4,6% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn tại VHM. 

Trước đó, từ ngày 19/8 đến ngày 6/9, công ty mẹ Vingroup cũng đã bán ra gần 100,5 triệu cổ phiếu VHM, thu về khoảng 10.970 tỷ đồng.

{keywords}
Tổ chức liên quan tới KKR bán cổ phiếu Vinhomes.

Trên thị trường, khối ngoại bán ròng cả chục phiên liên tiếp. Trong 8 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục hơn 46 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh, tương đương hơn 2 tỷ USD đã bị rút ra..

Trong tháng 8, TTCK biến động mạnh. Chỉ số VN-Index phục hồi từ mức đáy tháng 7 lên vùng 1.370 điểm trước khi điều chỉnh trở lại về mức 1.331 điểm (phiên 31/8).

Các nhà đầu tư cá nhân mới (F0) tiếp tục là động lực nâng đỡ thị trường.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, các NĐT trong nước mở mới hơn 842 nghìn tài khoản chứng khoán, nhiều hơn tổng tài khoản mở mới trong cả năm 2020, 2019 và năm 2018 cộng lại. Tổng cộng cho tới nay, đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản được mở, tương đương khoảng 3,3% dân số. Có những thời điểm, các NĐT để trong tài khoản vài tỷ USD.

Mặc dù giá cổ phiếu tăng vọt trong khoảng năm rưỡi qua và hiện ở vùng cao lịch sử nhưng dòng tiền vẫn ở trong thị trường. Cổ phiếu vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư khi mà lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức thấp, các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất động sản kém hấp dẫn. Hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ và tiền nhãn rỗi nhiều.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index tính tới sáng 16/9.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 16/9

Tiếp tục xu hướng giảm gần đây, bộ đôi cổ phiếu Vingroup và Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm khá mạnh trong phiên sáng 16/9. Một số cổ phiếu trụ cột khác quay đầu giảm điểm cũng góp phần khiến thị trường chưa thể chinh phục ngưỡng 1.350 điểm cho dù nhóm cổ phiếu vừa tăng khá ấn tượng.

Chốt phiên sáng 16/9, chỉ số VN-Index tăng 0,35 điểm lên 1.346,18 điểm. HNX-Index tăng 3,45 điểm lên 354,2 điểm. Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 95,91 điểm. Thanh khoản đạt 13,4 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trong nhóm VN-30, hầu hết cổ phiếu tăng giá nhưng Vingroup (VIC) giảm mạnh 3.000 đồng xuống 88.400 đồng/cp. Vinhomes giảm 1.600 đồng xuống 80.300 đồng/cp.

Theo BSC, VN-Index hôm qua có một phiên giao dịch khá tích cực nhưng diễn biến khó lường vẫn có thể xảy ra vào phiên đáo hạn HĐTL vào 16/9. BSC duy trì khuyến nghị giao dịch cẩn trọng cho đến khi thị trường đã xác định xu hướng rõ ràng hơn.

Theo YSVN, VN-Index có thể sẽ duy trì đà tăng và kiểm định vùng kháng cự 1.350-1.355 điểm. Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu hướng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại nhóm cổ phiếu này. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tỏ ra hiệu quả hơn. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và chiến lược phù hợp trong ngắn hạn là nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.

Chốt phiên chiều 15/9, chỉ số VN-Index tăng 6,13 điểm lên 1.345,83 điểm. HNX-Index tăng 2,89 điểm lên 350,75 điểm. Upcom-Index tăng 0,8 điểm lên 95,81 điểm. Thanh khoản đạt 25,6 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 19,2 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Đỏ sàn, bốc hơi vài chục tỷ USD, đại gia vẫn dồn dập báo lãi kỷ lục

Đỏ sàn, bốc hơi vài chục tỷ USD, đại gia vẫn dồn dập báo lãi kỷ lục

Hàng loạt doanh nghiệp dồn dập báo lãi kỷ lục, tăng gấp nhiều trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm chưa từng có, vốn hóa bốc hơi hàng chục tỷ USD trong thời gian ngắn.