- Vụ việc 11kg vàng được một người phụ nữ ở Sài Gòn giấu trong kiện hàng gửi ra Đà Nẵng cho bạn bằng đường hàng không mà không có hóa đơn bị cơ quan công an phát hiện đang khiến dư luận quan tâm. Liệu số vàng này có bị tịch thu?
Giấu 11 thỏi vàng trong kiện hàng
Vào khoảng 10 giờ ngày 22/7, nhân viên soi chiếu an ninh số 4 tại kho hàng Vietnam Airlines nằm trên đường Trường Sơn (P.2, Q. Tân Bình) phát hiện 1 kiện hàng có dấu hiệu khả nghi chuẩn bị được chuyển ra sân bay Tân Sơn Nhất để chở ra Đà Nẵng, trên chuyến bay VN122 dự kiến khởi hành lúc 12 giờ cùng ngày. Đây là một trong 24 kiện hàng có tổng trọng lượng 460kg, được một người phụ nữ ở Sài Gòn gửi ra Đà Nẵng cho bạn.
Qua kiểm tra an ninh, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Tân Sơn Nhất đã phát hiện 11 thỏi kim loại màu vàng có ký hiệu Metalor, 1 kilo gold 999 trên từng thỏi. Trên từng thỏi có khắc số như sau: T73795, T73968, UO6780, T74078, T74197, UO6795, UO6776, T74079, T740780, UO6778, T74181. Toàn bộ lô hàng nặng 11kg.
Kiện hàng được vận chuyển bằng đường hàng không. |
Nghi vấn đây là vụ vận chuyển vàng trái phép, cơ quan chức năng liền mời chủ hàng lên làm việc. Chủ nhân số vàng này là bà N.T.C.H (SN 1969, ngụ Q. Phú Nhuận, TP.HCM).
Bà H. khai mua số vàng này từ nhiều năm trước. Nay bà định gửi ra Đà Nẵng cho người quen giữ hộ thì bị phát hiện. Bà H. cũng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ thể hiện việc mua bán số vàng trên. Bà H. nói rằng, do vàng được mua ở nhiều tiệm, thời gian diễn ra quá lâu nên không còn biên lai, có một số do người thân trả nợ.
Ngày 25/7, tiếp xúc với báo PLO, bà H. cho biết 11kg vàng trên tương đương hơn 300 cây vàng (mỗi thỏi vàng nặng 26 cây sáu chỉ). Khi làm thủ tục lên máy bay, bà H. khai rằng có vận chuyển theo vàng, trang sức trong chuyến bay này. Tuy nhiên, khi số vàng vừa đến hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã bị phát hiện.
Vụ việc đã được chuyển cho Công an Q. Tân Bình, TP.HCM tiếp tục điều tra làm rõ.
Khi mở ra bên trong kiện hàng có 11 thỏi vàng. |
Vàng không hoá đơn có bị tịch thu?
Theo chuyên gia tài chính Dương Anh Vũ, nếu nguồn gốc của 11 kg vàng mà người phụ nữ trên là nhập lậu thì khi vận chuyển trót lọt sẽ được hưởng lợi gần 800 triệu đồng. Bởi 1 kg vàng tương đương 26,6 lượng và mức chênh lệnh giữa vàng trong nước và thế giới hiện ở mức 2,7 triệu đồng/lượng.
Nhưng nếu số vàng trên không phải do nhập lậu mà do bà H. tích lũy lâu năm và không còn giữ hóa đơn, chứng từ thì sao?
Số vàng của bà H. đang bị công an tạm giữ vì không có hóa đơn, chứng từ. |
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico, cho biết, Điều 19 Nghị định 24/2012 quy định cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Người dân được phép mua bán, cầm cố vàng, kinh doanh vàng, được góp vốn cổ phần hoặc vốn điều lệ bằng vàng, được vay vốn bằng vàng lẫn nhau.
"Chỉ khi nào cơ quan chức năng bắt quả tang người dân đang thực hiện giao dịch thanh toán bằng vàng thì chắc chắn họ sẽ gặp rắc rối bởi Nghị định 24/2012 cấm thanh toán bằng vàng. Thế nhưng, khách hàng mới chỉ hình thành việc trả bằng vàng này ở dạng ý định thì cũng không có gì là sai trái. Bởi họ có ý định trả bằng vàng nhưng được thực hiện giao dịch tại ngân hàng, tức là khi đến nơi tôi sẽ yêu cầu chủ nhà ra ngân hàng. Tại đó, tôi bán vàng cho ngân hàng rồi trả tiền cho chủ nhà thì cũng không sai.", luật sư Đức cho biết trên báo Pháp Luật TP.HCM
Theo các quy định hiện hành, người dân sở hữu vàng, kể cả vàng miếng, đều được pháp luật bảo hộ. Nhưng để ngăn chặn vàng giả, vàng nhái không đủ tuổi, các tiệm vàng phải xuất hóa đơn ghi số sê-ri để người tiêu dùng có thể đổi món hàng khác khi cần. Giao dịch vàng phải có hóa đơn để ngăn chặn vàng lậu hợp thức hóa vào lưu thông. Hóa đơn giao dịch vàng theo đó còn giúp hoạt động quản lý thị trường vàng thống nhất, có thể truy xuất nguồn gốc miếng vàng đã được bán ra từ điểm kinh doanh có giấy phép của NHNN.
Về nguyên tắc, khi người dân có nhu cầu mua bán vàng phải đến những cửa hàng được cấp giấy phép kinh doanh vàng hoặc các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh vàng.
Song có một thực tế là thị trường vàng miếng tự do hoạt động đã nhiều năm, người dân không có thói quen giữ hóa đơn mua bán vàng, chưa nói đến chuyện hóa đơn phải ghi rõ số sê-ri lượng vàng đã mua. Từ đó đã xảy ra nhiều phiền toái khi mua vàng ở chỗ này được cho là đúng chất lượng, nhưng qua chỗ khác bán lại bị chủ tiệm phủ nhận không đủ tuổi. Thậm chí, nhiều người cầm miếng vàng thuê dịch vụ giữ hộ cất giữ, nhưng nguyên tắc két sắt chưa được đảm bảo nên đã bị bên giữ hộ chiếm dụng vốn bằng việc bán miếng vàng giữ hộ. Sau đó, bên giữ hộ trả lại miếng vàng tương đương giá trị nhưng không ghi số sê-ri khi lập hợp đồng cũng gây ra không ít tranh cãi.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Buôn vàng lậu xuyên biên giới: Phi vụ chục tỷ chấn động
Gần đây, tình trạng buôn lậu vàng ngày càng gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi... Bất chấp sự mạo hiểm và vi phạm pháp luật, sức hấp dẫn của vàng lậu đã làm mờ mắt những kẻ gian.
Án tù tại Hàn Quốc cho phi công, tiếp viên Vietnam Airlines giấu 6kg vàng lậu
Công tố viên Hàn Quốc đã đưa ra bản án 24 tháng tù giam đối với cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và 12 tháng tù giam đối với tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong
Vàng lậu bắt đầu gia tăng
Vàng nhập lậu đã bắt đầu về nhiều hơn khi chênh lệch giá trong nước và thế giới ngày càng xa.
Két chứa tiền tấn, vàng miếng la liệt dưới giường
Quá bất ngờ khi phát hiện ra chục miếng vàng ròng được cất giấu dưới giường và tiền ngập két sắt trong khu nhà tồi tàn.
Vàng miếng SJC bị từ chối: Nhà giàu sốc nặng, ngất lịm
Sau khi nghe tin số vàng cả đời mẹ tôi mới tích cóp được đem đi bán đều bị các cửa hàng đồng loạt từ chối mua mẹ tôi lập tức tăng huyết áp, ngất lịm và phải đưa đi cấp cứu.
Vàng miếng SJC: Dân bán, doanh nghiệp từ chối mua
Ôm gần 60 lượng vàng từ Thái Bình lên Hà Nội để bán lấy tiền mua nhà cho con, ông Trần Văn Tuân gần như chết lặng người khi nhân viên một cửa hàng vàng từ chối không mua loại vàng miếng SJC một chữ.
Vàng miếng SJC bị chê, dân mất tiền oan
Để bán được loại vàng miếng SJC mẫu cũ, người dân gặp không ít khó khăn và bị “dìm” tới 200.000 đồng/lượng.