Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết, đã chính thức tiếp nhận, đưa giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch của vào vận hành từ ngày 5/7.
Theo HoSE, từ tháng 3-6/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã phối hợp với Công ty cổ phần FPT và các đơn vị liên quan triển khai và kiểm thử giải pháp.
Qua quá trình kiểm thử với tất cả các công ty chứng khoán thành viên, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, triển khai chuyển đổi dữ liệu và thực hiện kiểm tra an ninh, an toàn thông tin, giải pháp đã được hoàn thành kỹ thuật để sẵn sàng đi vào hoạt động đúng kế hoạch.
Đồng thời, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cũng đã hoàn thành các quy trình, thủ tục pháp lý và được cơ quan quản lý phê duyệt.
Việc chính thức đưa giải pháp kỹ thuật vào sử dụng được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để tình trạng quá tải hệ thống giao dịch trong vòng 6 tháng qua.
Chứng khoán liên tục vượt đỉnh lịch sử, trên 1.400 điểm |
Trước đó, cơ quan chức năng cho biết, hệ thống giao dịch mới do CTCP Tập đoàn FPT phát triển có dung lượng hệ thống lệnh gấp 3 lần hiện tại, đạt từ 3-5 triệu lệnh/ngày.
Trong nhiều tháng qua, trung bình có khoảng 26-28 nghìn tỷ đồng giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng trên sàn HoSE (khoảng 1,2 tỷ USD) và khoảng 28-30 nghìn tỷ đồng giao dịch trên cả 3 sàn. Với việc áp dụng hệ thống giao dịch mới, nhiều khả năng giao dịch có thể đạt tới 4 tỷ USD mỗi phiên.
Tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE đã diễn ra từ cuối năm 2020 khi lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tăng đột biến. Hàng loạt biện pháp đã được đưa ra như: tăng lô giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ; tạm chuyển một số doanh nghiệp niêm yết từ HoSE sang HNX hay nhiều CTCK đồng thuận hạn chế việc sửa/hủy lệnh.
Các biện pháp này đã khiến tăng khoản tăng mạnh, lên trên ngưỡng 30 nghìn tỷ đồng/phiên. Giúp giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nghẽn lệnh vẫn xảy ra.
Bộ Tài chính đã lựa chọn FPT tiến hành xử lý tình trạng quá tải hệ thống tại HoSE bởi đơn vị này đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống giao dịch HNX. Trong khi đó, hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX) dự kiến phải đến cuối năm nay mới có thể vận hành.
Thị trường có thể bứt phá thêm
Tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE xảy ra từ cuối năm 2020, khi lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tăng đột biến. Hàng loạt biện pháp đã được đưa ra như: tăng lô giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ; tạm chuyển một số doanh nghiệp niêm yết từ HoSE sang HNX hay nhiều CTCK đồng thuận hạn chế việc sửa/hủy lệnh.
Mặc dù nghẽn lệnh nhưng chứng khoán vẫn liên tục tăng giá và lập kỷ lục mới trong những phiên gần đây.
Trong phiên đầu tháng 7, chỉ số VN-Index thiết lập 2 đỉnh mới trong một ngày: 1.412,56 điểm trong buổi sáng và 1.417,08 điểm trong buổi chiều.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 1/7, VN-Index tăng 8,53 điểm lên mốc1.417,08 điểm, phá vỡ mốc đỉnh lập được cuối phiên sáng. Khối lượng giao dịch đạt hơn 753,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 26.131,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 224 mã tăng giá, 165 mã giảm giá và 54 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,4 điểm lên mốc 325,72 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 156,3 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 3.770 tỷ đồng. Toàn sàn có 88 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 84 mã đứng giá.
Dòng cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép,... tiếp tục là tâm điểm thu hút dòng tiền.
Chiều 2/7, VN-Index tiếp tục lập kỷ lục mới ở mức 1.418 điểm.
Theo MBS, thị trường bước vào sóng tăng điểm mới, nhà đầu tư đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi xu hướng tăng của thị trường và mạnh tay xuống tiền. Thanh khoản ở mức bùng nổ khi đạt tới gần 23.613 tỷ đồng khớp lệnh, như vậy có thể thấy dòng tiền đã được kích hoạt và nhà đầu tư chờ đợi thị trường tạo sóng rõ ràng để mua vào mạnh mẽ. Về kỹ thuật, điểm số tăng kèm sự hỗ trợ của thanh khoản là dấu hiệu xác nhận xu hướng tăng tiếp tục của thị trường. Với quán tính tăng như hiện nay, mốc cản 1450 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục.
Với hệ thống mới, nhiều dự báo cho rằng, TTCK Việt Nam sẽ lên một tầm cao mới, thanh khoản sẽ lên cao, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới sẽ ra đời.
Với năng lực của hệ thống mới, giao dịch trên toàn thị trường có thể đạt tới 4 tỷ USD mỗi phiên.
Tính từ đầu tháng 6 tới nay, thanh khoản trên TTCK Việt Nam luôn trên 1 tỷ USD. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đã tăng gấp khoảng gần 13 lần trong vòng khoảng năm rưỡi qua, lần lượt vượt qua các nước trong khu vực và hiện chỉ còn đứng sau Thái và Singapore.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô vốn hóa ba sàn khoảng 280 tỷ USD. Trong đó, phần lớn thuộc về HoSE.
M. Hà
Chủ tịch UB Chứng khoán: Nhận thức chưa thấu đáo, nợ nhiều lời xin lỗi
Với tình huống nghẽn lệnh xảy ra, các cơ quan quản lý không chỉ nợ 1 lời xin lỗi mà nợ nhiều lời xin lỗi.