Giá vàng hôm nay 19/10 trên thế giới vẫn treo cao cho dù đồng USD có xu hướng tăng tiếp sau khi nước Mỹ có quan điểm diều hâu đối với vấn đề lãi suất, trái với mong đợi của tổng thống Donald Trump.
Donald Trump liên tục đe dọa, ông lớn tháo chạy khỏi Trung Quốc
Mở cửa lúc 8h30 sáng 19/10, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,62 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 30 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,68 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 30 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 18/10.
Tới đầu giờ sáng 19/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.223 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.226 USD/ounce.
Hiện giá vàng thấp hơn 6,1% (79,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 33,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,8 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.
Giá vàng vẫn treo cao. |
Giá vàng thế giới vẫn treo cao cho dù đồng USD có xu hướng tăng tiếp sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có quan điểm diều hâu đối với vấn đề lãi suất, trái với mong đợi của tổng thống Donald Trump.
Trong biên bản cuộc họp của Fed, hầu hết các thành viên trong ban hoạch định chính sách của Fed đều không thay đổi nhiều đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ, thậm chí một số ý kiến cho rằng kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng tốc.
Biên bản cho thấy, Fed quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thông tin này ngay lập tức chi phối đồng USD và giá vàng. Đồng USD mạnh trở lại và vàng chịu áp lực giảm.
Tuy nhiên, sức cầu đối với vàng vẫn còn khá lớn. Giới đầu tư nhìn thấy đằng sau sự đồng thuận của Fed vẫn có những lo ngại và tính toán về triển vọng kinh tế Mỹ.
Một số nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn tỏ ra thận trọng về những nguy cơ tiềm tàng đe dọa nền kinh tế thế giới. Theo đó, nếu đồng USD mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Đồng USD mạnh lên cũng khiến nền kinh tế tại các nước mới nổi có thể dễ dàng trở nên bất ổn và một cuộc khủng hoảng có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Theo kế hoạch, Fed sẽ nâng lãi suất tiếp một lần nữa vào tháng 12 tới sau khi đã nâng 3 lần trong năm nay. Trong năm 2018, Fed dự kiến tăng lãi suất thêm 3 lần nữa nhằm “bình thường hóa” lãi suất ở nước này.
Tuy nhiên, biên bản FED cũng gợi ý rằng việc thắt chặt vẫn có thể phải tạm dừng nếu căng thẳng thương mại của Mỹ với các đối tác tiếp tục leo thang. Nó có nghĩa rằng, Fed có thể sẽ thận trọng hơn, đo đếm những ảnh hưởng từ những chính sách của ông Trump để điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình.
Đồng USD tăng giá còn do Bộ Tài chính Mỹ đã không gán nhãn phá giá đồng tiền Nhân dân tệ đối với Trung Quốc trong báo cáo đánh giá giữa kỳ. Đồng Nhân dân tệ được đà giảm nhanh và khiến đồng USD tăng giá.
Về ngắn hạn, đồng USD vẫn xu hướng đi lên và vàng chịu áp lực giảm giá.
Mặc dù vậy, giá vàng vẫn treo cao và nhấp nhổm tăng tiếp do giới đầu tư lo ngại về chiến tranh thương mại và căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Saudi Arabia.
Trên thị trường vàng trong nước chốt 18/10 đa số các cửa hàng vàng giảm giá vàng 9999 trong nước 20-40 ngàn đồng so với phiên liền trước.
Tính tới cuối phiên giao dịch 18/10, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,49 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,59 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,49 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,65 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo Doji, giá vàng trong nước di chuyển lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua đã kéo nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường. Việc tham gia mua vàng vào đã được nhiều nhà đầu tư chú trọng lựa chọn, động thái này cũng là yếu tố giúp cho giá vàng trong nước giữ vững nhịp tăng.
V. Minh
Chấn động liên tiếp, nước Mỹ u ám: Donald Trump nhận đau thương
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể gây tổn thương hơn nữa cho nền kinh tế Trung Quốc và không lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh