Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lợi nhuận sau thuế quý IV của Hòa Phát (HPG) có thể cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ và đạt trên 10,4 nghìn tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trong khi chi phí sản xuất thép tiếp tục ổn định. Giá quặng sắt và than cốc biến động ngược chiều.

Giá quặng sắt trong quý IV được đánh giá giảm 37% so với quý III khi mà nhu cầu tiêu thụ quặng sắt tại Trung Quốc giảm. Giá quặng sắt giảm có thể bù đắp cho phần tăng lên của giá than luyện cốc.

Giá thép xây dựng trên thị trường tương đối ổn định ở mức cao. Đây là một yếu tố có lợi cho các doanh nghiệp ngành thép.

Lợi nhuận sau thuế của HPG của tỷ phú Trần Đình Long được dự báo sẽ ở mức cao trong quý IV khi mà lượng bán phục hồi sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, đặc biệt ở khu vực miền Nam.

{keywords}
Tỷ phú Trần Đình Long.

Trước đó, VDSC đưa ra đánh giá cho rằng các doanh nghiệp thép Việt có cơ hội hấp dẫn từ thị trường Bắc Mỹ và lợi thế chi phí 3-4 năm tới. Giá thép được dự báo có thể tiếp tục ở mức cao khi chi phí sản xuất thép tăng ở châu Âu và giá năng lượng lên cao vì tình trạng thiếu khí đốt.

Chênh lệch giá đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà sản xuất Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2021 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm 2022.

Sau những đợt điều chỉnh mạnh gần đây, nhóm cổ phiếu thép có dấu hiệu tăng trở lại.

VDSC khuyến nghị mua HPG với giá mục tiêu khoảng 62.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn khá nhiều so với mức 46.000 đồng/cp như hiên tại. Với mức giá hiện tại, ông Trần Đình Long, chủ tịch HPG có khối tài sản quy từ cổ phiếu ra trị giá 3,1 tỷ USD. Nếu giá tăng lên 63.000 đồng/cp, ông Long sẽ có thêm khoảng 1 tỷ USD.

Doanh nghiệp ngành thép thắng lợi lớn trong năm 2021 và được dự báo vẫn tích cực trong năm 2022 khi mà kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid-19. Ngành ô tô cũng đã hồi phục trở lại sau đại dịch, đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng và thiết bị phi nhà ở cũng mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng nhà cho các mục đích khác ngoài ở đã về gần bằng mức trước đại dịch.

Với HPG, doanh nghiệp này bứt phá mạnh còn nhờ mở rộng quy mô và đang tấn công sang các lĩnh vực khác, trong đó có bất động sản.

Việc nhà máy sản xuất thép của HPG đi vào hoạt động trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung về thép hồi đầu năm đã tạo lợi thế không nhỏ cho HPG. Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng mạnh từ 20 lên 30%.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 27/12

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sức cầu bắt đáy giúp nhiều cổ phiếu tăng tiếp và giúp chỉ số VN-Index vượt lên trên ngưỡng 1.480 điểm.

Theo MBS, thị trường chốt tuần bằng phiên tăng tích cực dù thanh khoản xuống mức thấp nhất trong tuần. Tuy vậy, tín hiệu đáng chú ý không phải là mức giảm thanh khoản vốn được nhà đầu tư chú ý trong các phiên phục hồi mà là sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechips, trong đó nổi bật là nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Về kỹ thuật, với phiên tăng cuối tuần đã xác nhận, VN-Index retest đường xu hướng tăng kể từ đầu năm thành công. Bên cạnh đó, một số nhóm cổ phiếu cũng đã có mức hỗ trợ cứng như nhóm cổ phiếu ngân hàng hoặc nhóm cổ phiếu thép,.v.v… MBS cho rằng thị trường sẽ duy trì đà tăng trong tuần sau, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu bluechip như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép,…

Còn theo SHS, xu hướng tăng vẫn chưa có gì thay đổi và khả năng để VN-Index hướng đến ngưỡng 1.500 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2021 là vẫn có thể xảy ra. Trong giai đoạn 2011-2020, thì chỉ có 2/10 lần (2012 và 2018) là VN-Index giảm điểm trong tuần giao dịch cuối cùng của năm.

Chốt phiên chiều 24/12, chỉ số VN-Index tăng 20 điểm lên 1.477 điểm. HNX-Index tăng 3 điểm lên 445 điểm.

V. Hà

Hai tỷ phú đua tranh vị trí kiếm tiền số 1 Việt Nam

Hai tỷ phú đua tranh vị trí kiếm tiền số 1 Việt Nam

Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là quán quân về lợi nhuận trên thị trường chứng khoán nhưng khoảng cách so với số 2 không xa và đang chịu những áp lực mới và có thể mất ngôi vương.