Cách đây 16 năm, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (gọi tắt là AMC) ra đời để góp phần giải quyết nợ xấu. Sau từng đấy năm, hiện mỗi AMC lại đi theo một hướng khác nhau... cơ nơi thuần quản lý tài sản và thu nợ, có nơi lập sàn buôn nhà đất, có DN lại thêm dịch vụ vận tải, bảo vệ... Có nơi thành công, thịnh vượng, có chỗ lại như con rơi, giải thể.
“Sứ mệnh” xử lý nợ
Hiện có khoảng 21 công ty AMC thuộc các ngân hàng thương mại đăng ký kinh doanh. Trong các ngân hàng top đầu, duy nhất Vietcombank chưa thành lập công ty AMC. Các ngân hàng cũng đều lựa chọn loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho công ty AMC của mình, tức là ngân hàng mẹ nắm giữ 100% vốn. Đây cũng hợp lẽ thông thường, vì AMC chuyên để xử lý nợ, gắn chặt với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
Có thể thấy, “sứ mệnh” của các công ty AMC hồi đầu năm những năm 2000 là xử lý nợ, quản lý tài sản thế chấp.
Ví dụ điển hình là AMC của Vietinbank thành lập năm 2000, với mục đích chính là xử lý tài sản của vụ án Epco Minh Phụng đang gây chao đảo chính ngân hàng này. Công ty này có trên chục năm ròng rã theo đuổi xử lý nợ của vụ án này với hàng trăm tài sản, tổng giá trị khoảng 2.200 tỷ đồng.
Các AMC ra đời chuyên để xử lý nợ, hạn chế nợ xấu |
Sau đó, các ngân hàng khác lần lượng thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Theo nguyên lãnh đạo một ngân hàng, thời điểm đó, ngân hàng ông thành lập AMC cũng thuộc hàng sớm với những điều kiện hết sức thô sơ.
“Hồi đó công ty AMC thực, về mặt nguyên lý là có hạch toán độc lập, nhưng hoạt động như một phòng của ngân hàng thôi. Cán bộ thì cũng điều từ ngân hàng sang, vẫn phải hỗ trợ chi phí hoạt động. Việc tham khảo thông lệ quốc tế gần như không có, cũng chẳng có gì gọi là cơ sở lý luận về xử lý nợ. Công ty AMC hoạt động thì đúng theo công thức: làm - xin - hỏi, tức vừa mò mẫm làm, vừa xin cơ chế, vừa phải hỏi các cơ quan nhà nước, mà lãnh đạo Ngân hàng phải trực tiếp chỉ đạo chằn chặt rất lớn”.
Theo một lãnh đạo khác, thời đó pháp luật cũng khác bây giờ, mãi năm 2005 mới có bộ luật dân sự mới, rồi các nghị định hướng dẫn bán đấu giá, đăng ký giao dịch đảm bảo, đảm bảo tiền vay,... khiến công việc tiếp nhận, xử lý tài sản cũng rất phức tạp, kéo dài.
Đặc biệt, công nghệ không có, nên việc nhắc nợ khách hàng hầu như toàn phải đi trực tiếp, rồi các công việc khác thu giữ cũng hạn chế, tố tụng để xử lý nợ thì càng ít.
“Nhân viên AMC hồi đấy đi xe máy đi làm việc lên làm việc xuống với khách hàng, thậm chí là phải đi truy tìm một số khách hàng trây ì, rồi mò tìm các nơi quen biết của khách hàng để nhắc nợ, thúc nợ là bình thường, sau đó, rồi lại đi tìm đầu mối bán tài sản, như dân buôn bán bất động sản chuyên nghiệp”.
Có thể thấy, việc ra đời của các AMC thực sự có những dấu ấn nhất định, phát huy các vai trò trong việc quản lý các khoản nợ xấu và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ cần thiết một cách chuyên nghiệp, toàn thời gian, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ.
Trăm hoa đua nở
Do đặc thù nghiệp vụ, các AMC phải tiếp nhận rất nhiều tài sản là bất động sản, các dự án để xử lý, nên một thời gian rất nhiều AMC đã hình thành nên các sàn giao dịch bất động sản để đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Tìm kiếm thông tin về hoạt động của AMC rất khó khăn (ảnh minh họa) |
Vì sức cuốn hút quá nóng của bất động sản giai đoạn 2007-2010, nhiều AMC ngân hàng đã lao vào kinh doanh bất động sản, đầu tư các dự án. Một số ngân hàng cũng sử dụng chính AMC làm công cụ để kinh doanh bất động sản.
Pháp luật không cho phép các ngân hàng kinh doanh bất động sản, thì các ngân hàng dùng chính AMC để đi góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp bất động sản, thậm chí, trực tiếp cho kinh doanh lĩnh vực này luôn, ngoài phần nghiệp vụ bán, xử lý tài sản thế chấp cho ngân hàng. Khi bất động sản thoái trào, không ít công ty AMC đã gặp trái đắng với hoạt động kinh doanh này.
Các ngân hàng cũng rất chăm chỉ, khoác thêm ngày càng nhiều các hoạt động kinh doanh khác cho AMC. Qua tham khảo, các việc kinh doanh khác của AMC thường được giao là đầu tư, xây dựng các điểm giao dịch cho ngân hàng, quản lý các toà nhà do ngân hàng đầu tư, định giá tài sản, kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh dịch vụ logistic,...
Nhưng rồi theo thời gian, khi công việc kinh doanh lớn lên, mỗi ngân hàng lại định hướng khác nhau cho AMC của mình.
Hiện nay, khảo sát cho thấy, AMC các ngân hàng có lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng. Một số AMC như Techcombank AMC, VP Bank AMC đã trở lại thuần thuý công tác xử lý nợ, các nhiệm vụ khác do các công ty con khác của khác ngân hàng đảm bảo; MB AMC thì duy trì rất đa dạng các hoạt động kinh doanh, từ xử lý nợ, thẩm định tài sản, các dịch vụ quản lý toà nhà, quản chấp kho. Vietinbank AMC thì còn 2 ngành chính là xử lý nợ, và các dịch vụ thẩm định giá.
Do đặc thù các ngân hàng đều lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho AMC là công ty TNHH MTV nên tìm kiếm thông tin về hoạt động của AMC rất khó khăn.
Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh của AMC các ngân hàng đang đua nở rất mạnh mẽ, trong đó nhiều AMC đã vượt lên nhiều các lĩnh vực kinh doanh chính về xử lý nợ, góp phần giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng. Hoạt động của các công ty AMC cũng phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu, định hướng của các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của AMC vẫn phải phát huy, để làm giảm nợ xấu của hệ thống. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần thống kê, có giải pháp phù hợp định hướng với loại hình doanh nghiệp này.
(còn tiếp)
Nguyễn Thanh Ngọc
Xử lý nợ xấu theo NQ 42: Lộ diện nợ 'khủng' của các đại gia
Việc mua bán nợ theo giá thị trường giữa công ty Khai thác và Quản lý tài sản (VAMC) và ngân hàng đang diễn ra dồn dập.
Trăm ngàn tỷ nợ xấu: Đi tù không sợ bằng 'chết chìm'
Hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu vẫn treo trên đầu, trong khi tài sản đảm bảo đang mất giá hàng ngày. Điều mà nhiều sếp lớn lo sợ là ngân hàng chết chìm, chứ không phải ngại bị soi xét sai phạm và tù tội.
Nợ xấu ngân hàng và 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TIS - UpCom), theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 4-2016 đã được kiểm toán, hiện có tổng nợ vay và nợ thuê tài chính là 6.078 tỉ đồng trong đó gần một nửa là nợ vay ngắn hạn.
Thông mạch tái cơ cấu: Đừng mặc ngân hàng xoay xở nợ xấu
Hàng loạt các giải pháp được kỳ vọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, điểm nghẽn về nợ xấu, qua đó khiến chi phí tăng cao sẽ kìm hãm kinh tế phát triển bền vững.
"Giải tỏa nỗi sợ trách nhiệm để xử lý nợ xấu"
Nợ xấu còn lớn vì nỗi sợ trách nhiệm, thị trường chưa xen vào được để xử lý...