Dàn lãnh đạo vướng vòng lao lý, thị trường chung phủ bóng u ám. Các nhà đầu tư ném vài trăm triệu USD vào tương lai của ông lớn giờ đã mất khoản tiền lên tới cả ngàn tỷ đồng.
Cơn lốc bán tháo lại bất ngờ bùng lên, nhấn chìm thị trường chứng khoán (TTCK). Chỉ số VN-Index tiếp tục "bay hơi" gần 30 điểm và đang hướng về ngưỡng 1.000 điểm. Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm điểm mạnh bất chấp giá dầu trên thế giới đứng ở mức cao. Bóng tối đang bao phủ các nhà đầu tư chứng khoán.
Trong phiên giao dịch 10/5, cổ phiếu BSR của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn giảm 4,5% xuống còn 19.300 đồng/cp. Trước đó, BSR có lúc đã xuống sát ngưỡng 18.000 đồng/cp.
Trước đó, ngày 17/1, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) 241,6 triệu cổ phần, với mức giá bình quân 23.043 đồng/cổ phần. Riêng nhà đầu tư nước ngoài trúng 147,8 triệu cổ phiếu.
So với mức giá IPO hồi giữa tháng 1, cổ phiếu BSR đã giảm khoảng 20%. Tổng cộng, các nhà đầu tư đã chi ra gần 5.600 tỷ đồng. Tính tới hiện tại, các nhà đầu tư đã chứng kiến túi tiền sụt giảm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Hàng loạt mã cổ phiếu dầu khí lớn khác cũng giảm điểm như: GAS, PVD, PVS.
Ông Nguyễn Hoài Giang |
Các cổ phiếu dầu khí giảm bất chấp giá dầu thô trên thị trường thế giới đang đứng ở mức cao trong nhiều năm qua do những bất ổn địa chính trị gia tăng tại khu vực Trung Đông với diễn biến xấu tại Syria và tình hình căng thẳng tại Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Thông tin bất lợi với dàn lãnh đạo của Lọc dầu Bình Sơn cũng được cho là yếu tố tác động lên giá các cổ phiếu dầu khí.
Cụ thể, chiều 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) cho biết, đang tiến hành điều tra vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng thành viên và Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn là Nguyễn Hoài Giang (sinh năm 1968) và Phạm Xuân Quang (sinh năm 1980).
Trước đó, ngày 27/4, C46 cũng đã khởi tố, bắt bị can để tạm giam Vũ Mạnh Tùng (1974), Phó Tổng Giám đốc BSR về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Dàn lãnh đạo của BSR đã từng bị triệu tập đến tòa trong năm 2017 và có liên quan tới vụ án Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) và các đồng phạm về việc chi lãi ngoài. Nguyên TGĐ Oceanbank Nguyễn Minh Thu trước đó khai đã trực tiếp chi "chăm sóc" cho lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn gần 19 tỷ đồng. Theo lời khai của bà Nguyễn Minh Thu, bà đã 7-8 lần đưa tiền cho ông Quang cũng như các lãnh đạo của doanh nghiệp này. "Mỗi lần đưa từ 200-300 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng/lần".
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các lãnh đạo BSR đều phủ nhận, cho rằng đó là lời khai 1 chiều không căn cứ và bịa đặt. Tuy nhiên, khi đi sâu điều tra, cơ quan pháp luật đang bóc tách rõ dần từng sai phạm.
PVX của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC là một cổ phiếu ngành dầu khí cũng không thể ngóc đầu đi lên trong bối cảnh nợ nần đầm đìa, lợi nhuận vẫn trong tình trạng âm hoặc rất thấp. Các lãnh đạo cấp cao có liên quan đang trong vướng vòng lao lý. Ông Đinh La Thăng bị khai trừ khỏi Đảng vì những sai phạm có liên quan tới PVC, còn bị cáo Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), bên cạnh các ông lớn ngành dầu khí, nhiều doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cúng chứng kiến cổ phiếu giảm giá mạnh.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là đi đầu cho đà sụt giảm của thị trường chung. Các cổ phiếu như: Vietcombank, VPBank, Vietinbank, BIDV,... đều giảm manh. Trong đó, VCB của Vietcombank giảm 5%, Sacombank giảm 4,4%, Vietinbank giảm 6,7%, còn BIDV giảm 6,6%.
Hàng loạt mã bất động sản và xây dựng cũng giảm như Vingroup (VIC), Faros (ROS). Các cổ phiếu bán lẻ như Thế Giới Di Động (MWG) cũng giảm điểm. Cổ phiếu chứng khoán VNDirect (VND) giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp.
Sau phiên giảm điểm mạnh bất ngờ ngày 10/5, một số công ty chứng khoán (TTCK) dự báo áp lực bán vẫn còn và xu hướng điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn.
BVSC cho rằng, diễn biến lao dốc ở nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên chiều tác động mạnh đến tâm lý thị trường chung, khiến áp lực bán lan rộng ra hầu hết các nhóm, ngành cổ phiếu khác. Với diễn biến tâm lý thị trường hiện tại, BVSC cho rằng xu hướng điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong 1, 2 phiên tới trước khi nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật có thể xuất hiện.
SHS trong khi đó nhận thấy biểu hiện tiêu cực của thị trường chung khi những phiên giảm gần đây khối lượng khớp lệnh luôn lớn hơn những phiên tăng. Theo SHS, trên góc nhìn kỹ thuật, tín hiệu ngắn hạn của VN-Index đã chuyển từ trung tính xuống tiêu cực với ngưỡng hỗ trợ là và 1.004 điểm (đáy phiên 3/5).
Kết thúc phiên giao dịch 10/5, VN-index giảm 28,10 điểm xuống 1.028,87 điểm; HNX-Index giảm 2,91 điểm xuống 120,95 điểm. Upcom-Index giảm 0,57 điểm xuống 56,03 điểm. Thanh khoản đạt 265 triệu cổ phần. Giá trị đạt 7,9 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
'Anh em Đông Âu': Cặp bài trùng đại gia hiếm có trong giới tỷ phú Việt
Cặp đại gia bài trùng giàu lên nhanh chóng sau một thời gian trở về Việt Nam sau thời gian khởi nghiệp ở Đông Âu và đang dắt tay nhau trở thành những tỷ phú USD Việt.
Tín hiệu xấu với tỷ phú Trần Đình Long và đại gia Lê Phước Vũ
Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long chứng kiến lợi nhuận kỷ lục, lọt danh sách tỷ phú USD thế giới, vượt qua đại gia Lê Phước Vũ,... nhưng hiện phải đối mặt với những tín hiệu không mấy tốt lành.
Đất nóng Quận 2, đại gia Trần Bá Dương thắng lớn
Tỷ phú USD Trần Bá Dương giàu chưa từng có và đang sở hữu tập đoàn tư nhân hàng đầu và một đại dự án bất động sản tại khu đất nóng nhất Việt Nam: Thủ Thiêm, TP.HCM.
Đại gia Lê Phước Vũ mất 5.000 tỷ, gặp khó với tỷ phú Trần Đình Long
Hàng loạt cổ phiếu đầu ngành có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ triển vọng về dài hạn. Cuộc đua tới ngôi vị cao nhất đầy khốc liệt và nó quyết định ai sẽ trở thành ông trùm Việt.