Chị càng không hiểu thì đối tượng đọc vanh vách số chứng minh nhân dân (CMND), địa chỉ nhà, số điện thoại của chị cùng với số tiền chị vay nợ. Chị bàng hoàng hơn khi số đối tượng này còn dùng những lời lẽ dọa nạt, nếu chị không trả nợ thì không yên với chúng.
Hốt hoảng, chị H gọi điện cầu cứu người thân. Những người chị gọi điện cũng không thể ngờ được tình huống éo le mà chị bị rơi vào, khi họ còn chưa quên cách đây không lâu, chị thông báo trên facebook và zalo, là tài khoản chị bị hack. Một cậu em nhiều kinh nghiệm đã nghĩ tới khoản nợ có thể sẽ “từ trên trời rơi xuống” đầu chị.
Nhiều người bị mất CMND tự dưng biến thành con nợ của các app “tín dụng đen” |
Chị H vốn là một phụ nữ thuộc lứa 7X đời đầu, và lại không thích cũng như không hiểu về công nghệ lắm, nên Facebook với zalo cũng toàn do các con chị lập. Bỗng hôm ấy trên tin nhắn Messenger hiện lên, “bạn chị” phía đầu bên kia nhắn, nhờ chị bình chọn cho một cuộc thi của chị gái bạn tham gia một cuộc thi phụ nữ đẹp tuổi trung niên.
Ở phần hình ảnh kèm theo hình người tham gia, chị nhìn cũng thấy giống bạn chị, nên không nghi ngờ gì, chị bấm vào đường link mà “bạn chị” ở nick bên kia gửi. Bấm link xong, để Facebook nhận diện đúng là chị, nên chị phải khai ID cũng như mật mã. Khai xong, chị bấm bình chọn, thì nick phía bên kia lại yêu cầu chị phải bình chọn qua zalo.
Cứ chat qua chat lại, chị lại làm theo, rồi lại khai cả mật khẩu zalo. Cuối cùng, chị bị hack toàn bộ cả Facebook lẫn zalo cá nhân. Mọi việc chỉ vỡ lở khi anh trai chị gọi điện, hỏi: “cô có vay tiền anh không mà sao trong tin nhắn, anh thấy cô xưng hô khác mọi khi?”. Và lúc này, chị ngớ người và đáp: “Em không vay tiền gì hết!”.
Hóa ra đối tượng bên kia đã hack Facebook bạn chị, yêu cầu chị cung cấp mật khẩu zalo và Facebook, rồi hack zalo của chị, rồi chiếm quyền kiểm soát.
Chính vì kiểm soát được zalo, nên nhiều hình ảnh trong zalo của chị đã bị các đối tượng lấy trộm và dùng vào việc vay tiền trái phép. Nhóm người vay tiền kia là một tổ chức “tín dụng đen”, chuyên cho vay qua app, mong muốn cho vay được tiền nên bất chấp các thủ đoạn. Các đối tượng giải ngân vào tài khoản đối tượng hack Facebook của chị H và cuối cùng chị H là người phải chịu trận.
Đó là một trong nhiều trường hợp bỗng dưng biến thành con nợ của nạn tín dụng đen qua app. Với lời quảng cáo thủ tục cho vay dễ dàng, nhanh chóng, các app “tín dụng đen” vô hình chung đã trở thành điểm ngắm để các đối tượng khác lợi dụng lừa đảo, bằng cách sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ trôi nổi trên mạng để mang đi thế chấp cho các khoản vay.
Cuối cùng, biến người vô tội trở thành con nợ như trường hợp của chị H vừa kể trên. Và các con nợ bỗng dưng này gặp phải vô số phiền toái, thậm chí bị khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng.
Nhiều kẻ xấu cũng sử dụng các CMND nhặt được hoặc mua lại được, sau đó thay hình để đi vay. Khi đó người bị mất CMND sẽ phát sinh dư nợ vay. Đối với các tổ chức cho vay lãi suất cao hay còn gọi là app “đen”, thủ tục cho vay nhanh, thủ tục đơn giản, lại càng khiến cho kẻ xấu lợi dụng điều này để thực hiện việc làm phạm pháp, vô tình kéo nhiều người vào vòng xoáy nợ “đen” và phải đương đầu với tình trạng khủng bố vì bị đòi nợ.
Nếu dính vào trường hợp này, người vô tội bỗng dưng trở thành người thiệt hại nhiều nhất. Lẽ bởi, dù không nhận được khoản tiền vay, cũng trở thành con nợ; và khi phản kháng thì phải đối mặt với tình trạng khủng bố của các chủ nợ. Điều đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh phức tạp về an ninh trật tự.
(Theo An Ninh Thế Giới)
Thảm cảnh của nữ sinh viên rơi vào bẫy tín dụng đen với lãi suất 'siêu cắt cổ'
Không chỉ bán laptop, xe máy, nữ sinh viên một trường ĐH ở TP.HCM còn vay mượn bạn bè, người thân, thậm chí vay cả trăm triệu đồng từ app cho vay nặng lãi để trả khoản vay của bạn học cũ với lãi suất lên đến 750%/năm.