- Lãnh đạo và người liên quan của các sếp lớn ngân hàng đồng loạt mua cổ phiếu. Đây là tín hiệu tích cực trái ngược với những sức ép khá lớn đi kèm với những biến động bất thường trên thị trường chứng khoán gần đây.

Lập mạng lưới khổng lồ, 'thế trận' vô đối của ông Phạm Nhật Vượng

Một danh sách mới công bố khiến nhiều đại gia Việt bẽ bàng

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa thông báo về giao dịch cổ phiếu người liên quan của người nội bộ Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (TPB). Theo đó, ông Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank, đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu TPB qua phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 26/11-25/12/2018.

Ông Đỗ Minh Quân hiện không nắm giữ cổ phiếu TPB nào. Nếu giao dịch thành công, ông Quân có thể phải bỏ ra tới gần 700 tỷ đồng và sẽ có tỷ lệ sở hữu 3,75% tại TPBank.

Phó chủ tịch Đỗ Anh Tú trong khi đó đang nắm giữ 27,75 triệu cổ phiếu TPB,  tương ứng với tỷ lệ sở hữu 4,17%. Con gái ông Đỗ Anh Tú hiện cũng đang sở hữu hơi 21 triệu cổ phiếu tại ngân hàng.

{keywords}
Lãnh đạo và người liên quan của các sếp lớn ngân hàng đồng loạt mua cổ phiếu.

Trong vài tuần gần đây, lãnh đạo và những người liên quan của các sếp ngân hàng liên tục đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu trong bối cảnh hầu hết các cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh trong nhiều tháng, trước những thông tin không mấy tích cực.

Chủ tịch VPBank - ông Ngô Chí Dũng gần đây đăng ký mua vào 8 triệu cổ phiếu VPB, trong khi mẹ đẻ ông Dũng - bà Vũ Thị Quyên cũng đăng ký mua 13 triệu cổ phiếu. Tại HDBank (HDB), TTGD Nguyễn Hữu Đặng đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu HDB còn phó TGĐ Trần Hoài Nam đăng ký mua 200.000 cổ phiếu.

Các lãnh đạo cấp cao tại Techcombank cũng vừa mua vào hàng trăm ngàn cổ phiếu TCB.

Hai lãnh đạo của Ngân hàng ACB là CEO Đỗ Minh Toàn và CFO Nguyễn Văn Hòa cũng vừa đăng ký mua tổng hơn 800.000 cổ phiếu ACB. Giao dịch từ cuối tháng 11 đến gần hết tháng 12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chịu áp lực giảm giá khá mạnh từ những thông tin tiêu cực trên thị trường tài chính thế giới và áp lực chốt lời sau một thời gian tăng mạnh trước đó. Sự lo ngại về triển vọng của các doanh nghiệp cũng nền kinh tế trong bối cảnh thế giới bất ổn khiến sức cầu cổ phiếu suy giảm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục giảm giá trong nhiều tháng. Những thông tin nợ xấu gia tăng, tín dụng hết dư địa tăng trưởng… cũng đã góp phần khiến cho bức tranh nhóm “cổ phiếu vua” trở nên u ám.

Tính từ cuối tháng 4, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã mất giá từ 30-50% như HDB, TCB, VPB…

{keywords}
 

Hiện tượng các lãnh đạo ngân hàng mạnh tay mua cổ phiếu đã giúp nhóm cổ phiếu này tăng khá mạnh trở lại trong vài phiên gần đây. VPB và HDB đã có những phiên tăng trần. Thanh khoản cũng tăng cao trở lại.

Mặc dù vậy, áp lực đối với nhóm ngân hàng còn khá lớn.

Nợ xấu của nhiều ngân hàng gia tăng trong bối cảnh hoạt động cho vay bị giới hạn do chính sách thận trọng đảm bảo phát triển bền vững của chính phủ. Nợ xấu ngân hàng phình to nhưng khó xử lý, khó bán. Nhiều khoản nợ xấu ngân hàng nằm tại VAMC liên tục được hạ giá nhưng vẫn chưa bán được như tại BIDV hay Agribank.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn chịu áp lực cung cổ phiếu tăng trước sức ép ngân hàng phải tăng vốn cũng như thoái vốn theo quy định. Theo đó, đến 2019, các ngân hàng cần thêm nhiều tỷ USD vốn cấp 1 để nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị các kiều kiện đáp ứng chuẩn mực Basel II.

Áp lực tăng vốn khiến các ngân hàng thương buộc phải phát hành thêm cổ phiếu qua các hình thức như: thưởng cổ phiếu, chia cổ tức, phát hành cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chiến lược.

Áp lực thoái vốn tại các ngân hàng khiến nguồn cung trên thị trường chứng khoán tăng mạnh. Trong khi đó, sức cầu đang thấp, các phiên đấu giá ảm đạm. Đây có thể là yếu tố khiến cổ phiếu ngân hàng giảm giá.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sự bứt phá của nhóm ngân hàng với nhiều cổ phiếu như Vietcombank, ACB, BIDV, Vietinbank, Techcombank, MBBank… đã giúp thị trường thoát khỏi 1 phiên giảm điểm.

Một số cổ phiếu đầu ngành như Vinhomes, Vincom Retail, Thế giới di động… cũng diễn biến tích cực.

Nhóm thủy sản và dệt may như Vĩnh Hoàn, Minh PHú, Thành Công, TNG… giao dịch ấn tượng.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Rồng Việt cho rằng, có thể các chỉ số sẽ không biến động quá mạnh trong thời gian tới, nhưng sự phân hóa cổ phiếu sẽ giúp NĐT có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

MBS cho rằng, về kỹ thuật, mức đáy ở vùng 900 điểm đang được củng cố, trong khi mức kháng cự của thị trường trong vài phiên tới sẽ ở vùng 930 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/11, VN-Index tăng 3,54 điểm lên 922,56 điểm; HNX-Index giảm 0,14 điểm xuống 103,9 điểm. Upcom-Index đứng ở mức 52,06 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 190 triệu đơn vị, trị giá 4,5 ngàn tỷ đồng.

V.Hà

Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/11: USD tăng trở lại, Euro giảm

Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/11: USD tăng trở lại, Euro giảm

Tỷ giá ngoại tệ ngày 22/11 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tăng trở lại trước những biến động không thuận của thị trường chứng khoán Mỹ.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/11: USD bất ngờ tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/11: USD bất ngờ tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/11 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế suy yếu do triển vọng kinh tế Mỹ bớt sáng, trong khi đồng USD trong nước bất ngờ tăng mạnh.