- Sự khác biệt của Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 là toàn diện và tốc độ. Do đó, quốc gia nào bỏ lỡ chuyến tàu 4.0 sẽ thất bại, người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF - Klaus Schwab nhấn mạnh.
Chủ tịch điều hành WEF có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp ra mắt cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Tất cả cùng có lợi” mà ông là tác giả.
Họp báo ra mắt cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Tất cả cùng có lợi” |
Giáo sư Klaus Schwab chia sẻ, khi ông mới viết cuốn sách này, công nghệ Blockchain còn rất non trẻ, trí tuệ nhân tạo mới ở giai đoạn ban đầu. Hiện nay, tất cả công nghệ này đã được ứng dụng trong thực tế. Do đó, quốc gia nào bỏ lỡ chuyến tàu CMCN 4.0 sẽ thất bại.
Theo Chủ tịch điều hành WEF, không thể xem nhẹ các tác động của CMCN 4.0 đối với các mô hình kinh doanh, các nền kinh tế xã hội ở các khu vực trên thế giới.
Ông cho rằng, CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ nắm giữ một công nghệ mà bao gồm nhiều công nghệ khác nhau như: robot, trí tuệ nhân tạo, xe hơi tự lái, y học hiện đại...
Nhận thức được sức mạnh của CMCN 4.0 để tạo ra cơ hội thành công, tinh thần doanh nhân và hệ sinh thái doanh nhân. Trong CMCN 4.0, nhiều ngành nghề sẽ bị mất đi, vì vậy, các chính phủ cần hoạch định chính sách để chủ động trước những thách thức.
Để con người không trở thành nô lệ của robot
Ông Klaus Schwab nhấn mạnh CMCN 4.0 là một quá trình lâu dài, không thể thấy kết quả ngay trong ngắn hạn và gắn liền với nhu cầu giáo dục để đảm bảo con người, đặc biệt là giới trẻ thích ứng nhanh với công nghệ.
CMCN 4.0 là một quá trình lâu dài và gắn liền với nhu cầu giáo dục |
Theo Chủ tịch điều hành WEF, không thể xem nhẹ các tác động của CMCN 4.0 đối với các mô hình kinh doanh, các nền kinh tế xã hội |
“Chúng ta không nên kỳ vọng rằng CMCN 4.0 chỉ là bật một công tắc mà đòi hỏi phải có một chính sách dài hạn”, ông nói.
Trước những thách thức đặt ra với người dân trong CMCN 4.0, Chủ tịch WEF chia sẻ, cần phải đảm bảo trong dài hạn, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở cả các quốc gia khác là con người luôn ở trung tâm cuộc cách mạng.
Ông cho biết, WEF đã thành lập một bộ phận đặc biệt, đặt tại San Francisco để đảm bảo WEF làm việc mức độ toàn cầu, hướng tới con người để con người không trở thành nô lệ của robot mà biến robot phục vụ con người.
“CMCN 4.0 đưa loài người lên tầm cao mới nhưng không có nghĩa biến thế giới trở nên kỹ thuật hơn, có thể lập trình mà tạo ra một thế giới nhân bản hơn. Quốc gia nào làm chủ được CMCN 4.0, có sự độc quyền về trí tuệ nhân tạo sẽ có ưu thế cạnh tranh và đóng vai trò quan trọng”, Chủ tịch WEF khẳng định.
Bày tỏ vui mừng được quay trở lại Việt Nam lần này, ông cho biết, việc xuất bản cuốn sách này với phiên bản tiếng Việt đúng vào dịp hội nghị WEF ASEAN 2018 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của CMCN 4.0, giúp hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng này.
Chủ tịch WEF ký tặng sách cho Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |
Cuốn sách đã được dịch sang 29 ngôn ngữ, xuất bản tại nhiều quốc gia
với số lượng phát hành trên 1 triệu bản. Dành tặng cuốn sách này cho người dân Việt Nam, ông Klaus Schwab hy vọng đây sẽ là chất xúc tác, động lực, biến Việt Nam trở thành một nhân tố mới trong cuộc CMCN 4.0.
Về sự chuẩn bị của Việt Nam cho hội nghị diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) lần này, ông Klaus Schwab nhấn mạnh sự hợp tác tuyệt vời và hiệu quả giữa WEF và Việt Nam cho sự kiện với hơn 1.000 khách mời tham dự.
Ông đánh giá, đây là hội nghị lớn nhất của WEF từng có ở các nước ASEAN, qua đó cho thấy rõ tiềm năng của Việt Nam.
'Cần khơi dậy khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong quản lý lĩnh vực công nghệ, báo chí, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số để đóng góp vào khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 định nghĩa lại chúng ta là ai
Chủ tịch điều hành WEF khẳng định, CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng tới cách sống của con người mà còn định nghĩa lại chúng ta là ai.
WEF ASEAN: Nắm bắt cơ hội, quản lý thách thức từ Cách mạng 4.0
Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 từ 11-13/9.
Khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân
Trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Quyền Bộ trưởng TT&TT sẽ đồng chủ tọa WEF ASEAN
Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tham gia làm đồng chủ tọa hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN.
Thái An - Phạm Hải