- Trong khi nhiều nơi đang cần tìm các loại cát để san lấp mặt bằng, thậm chí nước ngoài sẵn sàng tìm mua… nhưng 15,5 triệu m3 nạo vét luồng cảng Dung Quất đang phải tìm nơi để đổ.

Ngày  11/9/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Cang đã ký văn bản gửi Thủ tướng về việc cấp phép nhận chìm ở biển cho Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Theo văn bản,  hiện nay, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất đang triển khai Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là dự án đã được  Thủ tướng chính phủ chấp thuận tại Công văn số 152/TTg-CN ngày 25/02/2017 và Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cấp Chứng nhận đầu tư.

{keywords}
 

Được biết, cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất là một hạng mục quan trọng thuộc Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất thép Hòa Phát Dung Quất, đã được Bộ trưởng Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương đầu tư và Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận về vị trí, thông số kỹ thuật. Thiết kế bản vẽ thi công công trình cảng chuyên dùng đã được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải thẩm định

Trong quá trình xây dựng, khối lượng vật chất cần nạo vét để xử lý tại khu vực bến cảng, vũng quay tàu và luồng tàu khoảng 15,5 triệu m3.

Được biết đây thực chất là cát nạo vét luồng lạch nhưng nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng; trong khi đó, việc xuất vật chất nạo vét (cát) cũng gặp nhiều khó khăn do Chính phủ chỉ đạo dừng xuất khẩu mọi loại cát.

Để xử lý việc này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thể hiện rõ quan điểm và đề xuất phương án nhận chìm ở biển đối với  hàng triêu m3 cát này.

Được biết, đến nay  nhà đầu tư đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất thép Hòa Phát Dung Quất bao gồm cả nội dung nhận chìm chất nạo vét và đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua.

Cùng với đó, nhà đầu tư đã cùng Tư vấn tiếp thu ý kiến của các Bộ, tính toán bổ sung các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định… và đã hoàn thành bổ sung hồ sơ trình lại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Với thực tế triển khai dự án khá gấp rút và cơ sở pháp lý đã hoàn thiện UBND  tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ, đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ đề xuất nhận chìm vật chất nạo vét và đôn đốc tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ giao khu vực  đổ lượng cát này.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia đều cho biết, đây là cát nạo vét luồng tàu ra vào cảng, là vât chất tích tụ trong quá trình tự nhiên. Đây không phải chất thải… tốt nhất là tận dụng để san lấp mặt bằng xây dựng, cũng có thể tìm chỗ để nhận chìm khi đảm các yếu tố đảm bảo môi trường.

Nam Hải

Lại muốn đổ 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận

Lại muốn đổ 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận nêu quan điểm là ưu tiên chọn phương án dùng vật liệu nạo vét để san lấp mặt bằng.

Các nước nhập cát mở rộng lãnh thổ, Việt Nam đổ bán rẻ mạt

Các nước nhập cát mở rộng lãnh thổ, Việt Nam đổ bán rẻ mạt

Bộ Tài chính cho rằng không nên xuất khẩu cát nhiễm mặn vì mặt hàng này không chỉ là khoáng sản mà còn là nền móng hình thành lên lãnh thổ quốc gia.

Cát xây dựng tăng giá gấp đôi, sà lan xếp hàng dài chờ mua trên sông

Cát xây dựng tăng giá gấp đôi, sà lan xếp hàng dài chờ mua trên sông

Cát xây dựng ở miền Tây đội giá lên gấp 2-3 lần, người dân đang xây nhà khóc ròng vì không mua được cát, trong khi nhiều phương tiện bị tạm giữ vì vận chuyển cát không hóa đơn.