Trong vòng 6 tháng, anh Quang đã lỗ ngay 300 triệu khi rao bán căn hộ chung cư tại quận Hà Đông. Việc bán cắt lỗ các căn hộ chung cư không chỉ xảy ra tại vài dự án đơn lẻ mà hiện lan rộng ra nhiều dự án.
Tháng 10/2017, anh Đỗ Đức Quang (quê Hải Dương) xuống tiền mua căn hộ 2,2 tỷ đồng ở Hà Đông). Dự án được quảng cáo là chung cư cao cấp, tiêu chuẩn 5 sao, vị trí đắc địa và có khả năng sinh lời lớn khi đi vào hoạt động nhờ tăng giá và cho thuê.
Cuối 2017, do có nhu cầu về tài chính, anh Quang rao bán lại với giá 2,1 tỷ đồng. Anh chấp nhận lỗ 100 triệu chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng. Tuy nhiên, đúng thời điểm Tết, cùng với dự án đang ngổn ngang, anh Quang không thể bán ngay được căn hộ này. Anh ngậm ngùi chờ qua Tết để rao bán.
Cho tới nay, đã hơn 6 tháng, căn hộ của anh Quang vẫn không có nhiều khách hỏi mua. Hiện, anh đã hạ mức giá căn hộ chỉ còn 1,8 tỷ đồng, kèm theo đó là nhiều hỗ trợ cho người mua nhà.
“Bây giờ cho thuê nhà không dễ, phải cạnh tranh với các khách sạn, nhà nghỉ và cũng phải trả một khoản phí khá cao cho công ty môi giới”, anh nói.
Căn hộ cao cấp đua nhau cắt lỗ |
Chị Mai Hồng cũng đang rao bán 2 căn hộ có giá hơn 5 tỷ đồng tại dự án ở quận Thanh Xuân. Chị Hồng tính mua để lướt sóng do khu vực này thị trường địa ốc đang hấp dẫn, nhiều người chốt lời chỉ sau vài tháng ra hợp đồng mua nhà. Còn nếu để cho thuê mỗi tháng chị cũng đút túi vài chục triệu đồng.
Gần một năm qua tốc độ giao dịch và thanh khoản của phân khúc cao cấp có phần chững lại, trong khi áp lực lãi vay hàng tháng đang đè nặng nên chị phải rút lui. Suốt 6 tháng rao bán 2 căn với giá 4,6 tỷ đồng, chị vẫn chưa tìm được khách mua.
“Nếu tìm được khách, tôi chấp nhận lỗ thêm 200 triệu đồng”, chị cho hay. Đồng thời, chị Hồng cũng tăng gấp đôi mức chiết khấu cho môi giới nếu thực hiện thành công giao dịch sớm.
Trên diễn đàn, dự án của chị Hồng có khá nhiều rao bán cắt lỗ, giảm ít nhất 200-500 triệu/căn. Thậm chí, nhiều người bán vẫn chấp nhận giảm xuống nữa cho khách hàng có thiện ý mua. Những nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn muốn thoát khỏi những căn hộ cao cấp không có khả năng sinh lời.
Chung cư mở bán ngày càng nhiều |
Khảo sát thị trường cho thấy, nhiều dự án đang được khách hàng rao bán cắt lỗ, ngay cả nhiều dự án chỉ mới động thổ xây dựng. Trên trục đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) có hàng chục dự án chung cư đã và đang chuẩn bị bàn giao cũng đều xảy ra hiện tượng cắt lỗ.
Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE mới đây cho thấy, hiện có gần 60% người mua nhà mục đích đầu cơ với tỷ lệ vay từ 70-90% giá trị BĐS. Lo ngại lãi suất sẽ tăng cao, không ít khách hàng đang vay mua nhà bất an, trong đó những người mua đầu cơ đang cố bán tháo để thoát nợ.
Theo CBRE Việt Nam, giai đoạn từ năm 2015-2017, có đến 80% nguồn cung mới trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Việc “ôm", giữ căn hộ cao cấp trong khi Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế tín dụng vào BĐS nên việc bán tháo, bán cắt lỗ là xu hướng tất yếu.
Bên cạnh đó, lợi tức từ cho thuê căn hộ chỉ tương đương lãi suất gửi ngân hàng khiến cho người mua không còn mặn mà. Bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao đơn vị này cho hay, hiện tại lợi nhuận kì vọng cho thuê mang về từ 6-6,5%/năm cho NĐT. Tuy nhiên, cũng khá ít NĐT đạt được mức 6,5%/năm vì sự cạnh tranh về thị trường cho thuê căn hộ ngày càng gay gắt.
Mỗi năm có khoảng 80.000 căn hộ mới được bán ra ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chừng đó lượng căn hộ sẽ được bàn giao trong 1-2 năm tiếp theo. Do đó, nguồn cung mới khổng lồ là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động căn hộ cho thuê cạnh tranh gay gắt trên thị trường và nhà đầu tư khó tìm khách thuê.
Thực tế, nhiều nhà đầu tư chạy theo phong trào, thấy thị trường đi lên là đua nhau xuống tiền mua căn hộ mà không tính đến nguồn khách thuê có ổn định không và lượng căn hộ sẽ "bội thực". Việc ôm tiền tỷ đi mua căn hộ sau đó chịu cắt lỗ hàng trăm triệu đồng chẳng khác nào “đánh bạc”.
Duy Anh
Đại gia bỏ hàng tỷ USD thâu tóm đất đai, làm của để dành
Làn sóng các đại gia nước ngoài tiếp tục đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua hình thức M&A ngày càng tăng mạnh.
Sân bay quốc tế tư nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ vận hành thế nào?
Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên trên cả nước. Vậy sân bay này sẽ hoạt động như thế nào và có gì khác biệt so với sân bay nhà nước quản lý?
Ngôi nhà hoang đổ nát có giá 1,5 tỷ đồng
Mái nhà dột nát, nội thất hoang tàn, nhưng ngôi nhà bị bỏ hoang hơn 20 năm này sắp được đem ra đấu giá với mức kỳ vọng hơn 1,5 tỷ đồng.
Mua nhà lô 300 triệu/m2: Đại gia ôm vào, lỗ luôn 2 tỷ
Với mức giá lên tới 300 triệu đồng/m2, những căn shophouse được quảng cáo kinh doanh “hái ra tiền” được giới nhà giàu săn lùng. Nhiều dự án cháy hàng và tăng giá chóng mặt trong một thời gian ngắn.
Dự án gần 1 tỷ USD bị từ chối: Bí thư thành ủy tiết lộ lý do
Nhiều địa phương quyết liệt “nói không” với dự án nguy cơ ô nhiễm, cho dù vốn đầu tư có lên tới hàng trăm triệu đô la, hứa hẹn nộp ngân sách trăm tỷ.