Đó là những ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc kỳ quái với những vật liệu khiến người khác phải "rùng mình".

Crazy house ở Đà Lạt

{keywords}

Tọa lạc tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt, ngôi nhà biệt thự phá cách này có khuôn viên rộng gần 1600 m2. Khách tham quan có thể có cảm giác như đến thăm xứ sở thần tiên của Alice khi ngắm các ô cửa sổ lồi lõm, hình thù kỳ lạ hay khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào biệt thự.


{keywords}

Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng mang tên hang của các loài vật như Kangaroo, Hổ, Gấu, Trĩ, Khỉ... và để lên được những "cái hang" này, du khách phải đi qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây.


{keywords}

Có lẽ đẹp nhất là phòng “quả bầu”. Phòng “quả bầu” cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng.


{keywords}

Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tùy hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công nhìn xuống là khu vườn nhỏ với hoa lá, chim muông.


{keywords}

Công trình "Ngôi nhà kỳ dị" của kiến trúc sư Việt Nga cùng với 9 công trình khác trên thế giới được lọt vào Top 10 công trình kỳ dị nhất do tạp chí People's Daily bình chọn năm 2009.

Biệt thự lạ đời của Ngọc Sơn

Khác với những ngôi sao có cách trang trí biệt thự sang trọng, hiện đại, ca sĩ Ngọc Sơn lại trang trí biệt thự của mình với rất nhiều đồ nội thất "lạ đời" và không một ai biết được lối kiến trúc của căn biệt thự thuộc trường phái nào.

Toà biệt thự mang tên Thế Kỷ tọa lạc ngay tại mặt tiền đường Sương Nguyệt Ánh thuộc trung tâm TPHCM có giá trị lên tới hơn 100 tỷ đồng. Nhìn vào bên trong căn biệt thự từ cách bố trí đồ nội thất đến cách trang trí khiến nhiều người bị "choáng" bởi không phải ai cũng có thể nghĩ ra những kiểu thiết kế như anh.

{keywords}

Căn biệt thự của Ngọc Sơn luôn thu hút sự chú ý của người đi đường bằng lối kiến trúc khác biệt.

{keywords}

Khi bước lên cầu thang, khách dễ choáng khi thấy tấm hình ấn tượng với hàng chữ "King Pop" (vua nhạc pop) và kế bên là hình ảnh anh với hàng chữ "Vua nhạc sến". Bên cạnh là" bảng vàng" những "lời vàng ngọc" mang tên "8 điều chân tình của Ngọc Sơn".

{keywords}

Để vào được bên trong căn biệt thự của anh khách phải qua hệ thống điều khiển tự động và vượt qua cái cổng khổng lồ.

{keywords}

Phòng khách được Ngọc Sơn trang trí khá đặc biệt. Bên phải, anh đặt tượng Quan Công, bên trái lại có tượng Đạt ma Sư tổ giống như trong đền, chùa.

{keywords}

Cách trang trí nội thất của Ngọc Sơn khiến nhiều người bị "choáng" bởi nó rất khác người và lạ đời.

{keywords}

Phòng ngủ của Ngọc Sơn được trang trí bằng những hoạ tiết rồng rất cầu kỳ. Chiếc giường ngủ bằng gỗ cũng được trạm trổ khá uy nghi.

{keywords}

Chiếc xe đạp thủa cơ hàn được treo ở vị trí trang trọng như một kỷ vật của anh một thời gian khó

{keywords}

Một bức tranh tường trong nhà Ngọc Sơn cũng có lối trạm trổ khá "âm u" kèm theo những dòng thơ "dị" mà các chữ đầu được xếp thành 4 chữ: "Ngọc Sơn dễ thương".

{keywords}

Ngọc Sơn dựa vào những điều từ sách nhà Phật để răn mình và cũng răn luôn những ai đã từng yêu mến anh. Nhìn lên nóc nhà, anh còn cho phóng to bảng chân tình với hàng chữ tiếng Anh, như ngầm cho mọi người hiểu, những điều này không chỉ người Việt học mà ngay cả những người nước ngoài cũng có thể làm theo.

Biệt thự 'kỳ quái' ở Hưng Yên

Nếu ai có dịp đi qua quốc lộ 39A địa phận xã Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên, chắc chắn từng hơn một lần choáng ngợp với ngôi biệt thự màu xanh cao và "dị" nhất ở đây.

{keywords}

Mặc dù được thiết kế theo phong cách nhà ống phổ thông như nhiều ngôi nhà khác ở mặt đường 39A, nhưng ngôi nhà này vẫn nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ bởi phần mặt tiền khác biệt. Được biết, ngôi nhà được anh Trần Văn Tưởng – một họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ tuổi trong lĩnh phong thủy cùng bố xây dựng vào năm 2011.

Anh Trần Văn Tưởng chia sẻ, ngôi nhà được xây dựng trong vòng 1 năm và được anh lên ý tưởng từ rất nhiều năm trước, khi anh còn đang đi học và làm việc ở nước ngoài.

{keywords}

Chi phí xây dựng ngôi nhà này lên tới vài tỷ và tôi phải nghiên cứu kỹ để có thể tạo được sự độc đáo thể hiện đúng phong cách của mình. Đến giờ sau 6 năm xây dựng, ngôi nhà vẫn được tôi thay đổi, tu sửa lại mỗi năm. Có lẽ về sau, ngôi nhà chưa chắc được bài trí như hiện nay”, anh nói.

Chia sẻ về ngôi nhà đặc biệt có phần “kỳ quái” của mình, anh Tưởng cho biết, ngôi nhà của anh thuần Việt có pha chút chất Trung Hoa trong đó. Tuy nhiên, hoa văn họa tiết Việt Nam được thiết kế 100%, lấy ý tưởng từ kiến trúc cung đình hòa quyện với phong cách phong thủy Phật pháp.

{keywords}

Trong ngôi nhà, anh bài trí rất nhiều bức tượng và đồ vật được chạm trổ công phu.

Ngôi nhà gắn 8.000 bát đĩa cổ ở Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Trường ở làng Kiệu Sơn (Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hiện đang sở hữu một ngôi nhà vô cùng đặc biệt. Ngôi nhà này được làm từ hơn 8.000 bát đĩa cổ, 90 kg đồng xèng, 20 kg đồng xu, 20 kg chiếc khuy cổ và vô vàn những mảnh vỡ khác.

Cánh cổng mái vòm dẫn vào ngôi nhà gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tam hữu (hoa mai, cúc, trúc), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ...

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như thường lệ mà thay vào đó là những chiếc đĩa được gắn trên tường thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ...

Ông Trường năm nay đã quá tuổi ngũ tuần nhưng ông có một niềm đam mê vô hạn với những món đồ sành sứ cổ. Đã nhiều lần để thỏa thú đam mê của mình, ông Trường sẵn sàng bán thóc, cắm sổ đỏ, ứng tiền làm thuê hay vất vả ngược sông Hồng gom nhặt. Và những món đồ ông mua được, nhặt được, ông tuyệt nhiên không bao giờ mang bán.

Để hoàn thiện ngôi nhà như bây giờ, ông Trường phải bỏ ra 15 năm từ việc đi tìm đồ sành sứ cổ, sau đó về gắn lên tường rồi che chắn, bảo quản nó.

{keywords}

Cánh cổng mái vòm dẫn vào ngôi nhà toàn đồ sành sứ cổ của ông Nguyễn Văn Trường.

{keywords}

Với khoảng 8.000 bát đĩa cổ, tính ra ông Trường đang sở hữu "khối tài sản" lên đến bạc tỷ.

{keywords}

Hòn non bộ trước nhà cũng được gắn vô vàn những mảnh gốm cổ.

(Theo GiadinhNet)