Nhìn nhận chiến tranh thương mại leo thang có thể tạo ra cơ hội không ít hơn thách thức với doanh nghiệp Việt, song vị doanh nhân nổi tiếng này cho rằng điểm cốt lõi là những "người cầm lái" có đủ bản lĩnh, "con thuyền" có đủ chắc chắn để đi trước bão hay không?

Cựu Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải đi buôn tơ lụa

Bầu Đức mời cựu CEO ACB Lý Xuân Hải về làm Phó Chủ tịch HAGL?

Cựu CEO Lý Xuân Hải chính thức về công ty bầu Đức

Trong hội thảo “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam”, Tiến sĩ Lý Xuân Hải - Giám đốc chiến lược HAGL Group (HAG) và cựu Tổng giám đốc ACB đã có chia sẻ về những tác động cũng như cơ hội đối với Việt Nam.

Ông Hải cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung không chỉ đơn thuần là cuộc chiến về kinh tế. Đây còn là cuộc chiến tranh giành vị trí địa chính trị và có thể định hình lại trật tự thế giới. Trật tự mới không còn phân chia thuộc địa mà là cuộc chiến chia thị phần, sức mạnh quốc gia được quyết định bởi thực lực kinh tế mà nền tảng là công nghệ.

{keywords}
 

Cố vấn chiến lược HAG nhìn nhận chiến tranh thương mại có thể dẫn đến chiến tranh tiền tệ nhưng xác suất thấp. Trong ngắn hạn, chiến tranh tiền tệ nếu có cũng không tác động lớn tới Việt Nam. Đây chỉ là cuộc chiến giữa đồng đôla và nhân dân tệ, không có nhiều ý nghĩa với tiền đồng.

Nói về thời điểm kết thúc chiến tranh thương mại, ông Hải cho rằng có 2 kịch bản: hai bên sẽ hòa hoãn hoặc phải có người thua. Theo cá nhân ông Hải, mọi cuộc chiến kinh tế đều leo thang và sẽ leo thang đến khi có người thắng kẻ thua. Tuy nhiên, hiện thị trường chứng khoán đã hồi phục nên có khả năng hai bên đang hòa hoãn tạm thời khi không ai muốn phá hoại thị trường.

Việc Mỹ liên tục đưa ra yêu sách cũng khiến cho Trung Quốc phải dựng lên các rào cản về thuế quan, về lâu dài sẽ có rào cản chính trị. Ông Hải chia sẻ, càng nhiều rào cản sẽ càng nhiều góc khuất, từ đó tạo ra sự chênh lệch giá.

“Khi các rào cản được dựng lên, lập tức có cơ hội do có khác biệt giá và cơ hội kinh doanh là ở đây. Một doanh nghiệp muốn tạo ra sự vượt trội là ở chỗ tận dụng cơ hội, mà muốn tận dụng thì phải nhảy vào góc khuất đó và tiếp cận nó”.

Ông Hải dẫn dụ hình ảnh vùng biển trước mỗi cơn bão và khi bắt đầu cơn bão cá bao giờ cũng nhiều, người bản lĩnh là phải đi trước cơn bão. Nhưng vấn đề là thuyền của các bạn có chịu được sóng hay không? Do đó, doanh nhân cần xem doanh nghiệp có sẵn sàng đón nhận cơ hội hay không?

Ông cũng nhắc đến cậu chuyện chim ăn khế trả vàng với kết luận “cơ hội lớn quá sẽ đè chết các bạn”. Khi nhận được cơ hội quá lớn nhưng lại không đủ năng lực quản trị thì rất nguy hiểm. Do vậy, doanh nghiệp phải giải được bài toán cốt lõi của mình như điều hành, quản trị, thị trường, công nghệ, nhân sự… trước khi nghĩ đến việc tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại.

(Theo Người đồng hành)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể giống như cơn bão đã ngoài khơi xa. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát để tham mưu những đối sách thận trọng", đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết. 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9: Lo ngại chiến tranh thương mại, USD giảm

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9: Lo ngại chiến tranh thương mại, USD giảm

Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9 giảm khi căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây áp lực cho đồng bạc xanh.