Tới thời điểm này, rất nhiều dự án bất động sản phía Tây Hà Nội còn dang ở, người mua thì không còn đủ kiên nhẫn để đòi nhà, chủ đầu tư cũng mất tăm mất dạng. Đó là thảm cảnh mà nhiều dự án chung cư tại Hoài Đức, một thời oanh liệt, đang gánh chịu.
'Thiên đường' hốt bạc An Khánh: 1 cú sụt hố, 10 năm chưa ngóc đầu
Nhắc tới Hoài Đức, không ít người mua nhà cảm thấy đau lòng. Bỏ tiền tỷ tậu chung cư cao cấp tại các dự án hoành tráng của đại gia bất động sản, nhưng họ lại nhận được trái đắng. Kể từ khi mua nhà, niềm vui ngày càng mất đi, nhường chỗ cho chuỗi ngày vất vả đi đòi nhà, đòi tiền, tìm chủ đầu tư.
Dự án Tricon Tower của Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt là một ví dụ điển hình. Theo thiết kế, dự án này có 3 tòa nhà cao 45 tầng với 5 loại căn hộ, giá mỗi m2 từ 1.500 USD đến 1.800 USD.
Dự án mở bán hoành tráng |
Chủ đầu tư cam kết, muộn nhất 30/6/2012 sẽ bàn giao nhà. Người mua đã nộp tiền từ tháng 11/2009 theo tiến độ 3 tháng một lần, mỗi lần 20.000 USD, ai đóng luôn 70% sẽ được giảm 5% giá trị căn hộ.
Để tạo niềm tin cho người mua, khoảng đầu năm 2010, Minh Việt còn cho tổ chức sự kiện hoành tráng ở khách sạn để trao phiếu mua hàng trị giá 360 triệu đồng tại trung tâm thương mại Tricon Tower cho những khách hàng đóng tiền đầu tiên.
Nhưng đến nay, đến dự án còn chưa xong thì nói gì đến trung tâm thương mại mà mua hàng. Dự án mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long và trụ sở Minh Việt hiện không còn dấu vết.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Minh Việt là ông Edward Chi tiếp xúc với khách hàng hồi tháng 7/2012. Sau đó, người mua nhà không biết ông đang ở đâu. "Chưa thống kê đầy đủ, nhưng sơ bộ số tiền chúng tôi đã nộp lên tới hơn 400 tỷ đồng song chưa biết bao giờ mới được bàn giao nhà", một khách hàng than thở.
Nỗi đau đi đòi nhà |
Nhiều khách hàng từ tháng 7/2012 đã có đơn gửi lên lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức, Sở Xây dựng TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng,... nhưng vẫn chưa được giải quyết. Một người mua căn hộ dự án Tricon Tower cho biết, nhiều khách hàng đã đóng vào dự án này 8-10 tỷ đồng, có người nộp 14 tỷ đồng, số đóng 3-4 tỷ đồng rất nhiều.
Hơn 500 hộ dân mua nhà tại dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Bright City) cũng lâm vào tình cảnh khốn cùng khi dự án liên tục chậm tiến độ và chưa biết khi nào mới bàn giao.
Dự án AZ Thăng Long vốn là một dự án nhà ở thương mại, nằm trên khu đất có diện tích 15.493m² bao gồm 4 tòa nhà chiều cao 35 tầng. Chức năng dịch vụ, thương mại, siêu thị từ tầng 1 đến tầng 6, căn hộ hiện đại để ở được bố trí từ tầng 7 trở lên.
Tuy nhiên, dự án chỉ triển khai cầm chừng, thậm chí nhiều năm phải nằm "đắp chiếu" tại chỗ do thiếu vốn. Đến năm 2014, chủ đầu tư đã xin chuyển dự án này sang dự án nhà ở xã hội để được hưởng các ưu đãi, đặc biệt là gói vay tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Dự án bất động thời gian dài |
Đến ngày 14/2/2014, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định đồng ý cho phép Dự án chuyển từ thương mại sang làm nhà ở xã hội. Dù chuyển đổi hình thức qua nhà ở xã hội nhằm tận dụng ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, thế nhưng dự án dường như lại vẫn đi vào lối mòn trước đây và chẳng biết khi nào hoàn thành.
Hơn 450 tỷ đồng của 700 khách hàng đổ vào dự án vì lẽ đó có nguy cơ mất trắng. Sau hàng loạt động thái đấu tranh từ mềm mỏng đến quyết liệt, cộng đồng cư dân mua nhà tại dự án vẫn chỉ thu lại được vô số điệp khúc... hứa.
Để giải quyết tình hình hiện tại, chủ đầu tư đưa ra phương án là mong muốn khách hàng dồn lại hai tòa để chủ đầu tư tiếp tục bỏ vốn tự có và vốn vay 260 tỷ đồng lãi suất thương mại để xây dựng 2 tòa bàn giao trước cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người mua không đồng ý.
Trong "Đơn kêu cứu", khách hàng mua nhà tại AZ Thăng Long kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc, đặc biệt là Bộ Xây dựng tổ chức giám sát và xử lý các vấn đề vi phạm, chậm tiến độ tại dự án.
Duy Anh
'Ôm đất' rồi bỏ hoang, thêm một loạt dự án ở Hà Nội trong tầm ngắm thu hồi
Gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu m2 đất đang bị bỏ hoang lãng phí là một trong những vấn đề nhức nhối đang được Hà Nội đẩy mạnh xử lý.