Thách thức sống còn
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, qua khảo sát 11.502 doanh nghiệp (DN) trong quý 3/2021, trong đó có đến 9.858 DN trả lời bị ảnh hưởng bởi dịch, chiếm tỷ lệ 85,71% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Số DN dự kiến cắt giảm lao động những tháng cuối năm 2021 là 4.493, chiếm 39,06% tổng số DN khảo sát.
Dịch bệnh khiến nhiều DN tại TP.HCM chịu áp lực không nhỏ, phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy hoạt động dẫn đến tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng; người lao động thiếu việc làm, bị cắt giảm giờ làm, buộc thôi việc dẫn đến giảm, mất thu nhập.
Để nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, các DN bắt tay xây dựng lại ngay kế hoạch hoạt động, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ nhân sự, trong đó có việc tuyển dụng nhân sự mới thay thế những người nghỉ việc do dịch bệnh hoặc về quê... Tuy nhiên, việc lượng lao động nhập cư vừa qua về quê ồ ạt đã gây trở ngại rất lớn cho DN.
Doanh nghiệp chuyển đổi số để thích ứng (Ảnh: D.A) |
Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, Tổng Giám đốc CTCP XNK Nam Thái Sơn, cho hay: “Một tháng TP.HCM mở cửa giãn cách, có trên 95% DN hoạt động trở lại. Thách thức mà các DN phải đối mặt là việc xét nghiệm một lần/tuần, truy vết và phát hiện F0 trong nội bộ DN, đảm bảo giãn cách công nhân trong dây chuyền”.
Theo ông Việt Anh, DN đang cần sự hỗ trợ về công nghệ, đưa ra giải pháp đồng bộ tự động hoá quy trình kiểm soát cơ bản nhanh chóng, theo thời gian thực và không có sự can thiệp của con người.
Đối mặt với khó khăn về nguồn lao động, các DN buộc phải thích ứng an toàn, trong đó có việc đưa công nghệ vào nhà máy. Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đánh giá, để tồn tại, khôi phục kinh tế và bứt phá, các DN luôn phải trong tâm thế sẵn sàng, chủ động đi trước một bước, nhanh chóng ứng phó với các rủi ro, thách thức.
Đây chính là thời điểm thích hợp để DN xem xét sức bền và tính linh hoạt, tự nâng cấp khả năng quản trị - vận hành giữa bình thường mới. DN phải có các biện pháp và công cụ phục vụ các công tác về quản trị, vận hành, điều phối nhằm đảm bảo an toàn và ổn định môi trường làm việc, giúp đảm bảo kinh doanh liên tục, không gián đoạn.
“Điểm mấu chốt của mô hình DN xanh chính là kết nối các yếu tố quan trọng trên một nền tảng dữ liệu, mà nền tảng công nghệ kết nối là vô cùng thiết yếu. Hiện số lượng DN chủ động ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều, hành trình này cần có sự đồng hành của các DN công nghệ trong việc đưa ra các giải pháp số thích hợp”, bà Thuỷ nói.
Chế ngự được Covid-19
Từ thực tế đưa công nghệ vào vận hành, ông Nguyễn Trọng Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - chia sẻ, TTF có 13 công ty, trong đó, tại Bình Dương có 3 công ty với gần 2.600 CBNV. TTF nằm trong tâm dịch, gần như mọi khó khăn đều phải trải qua nhưng chưa đóng cửa sản xuất ngày nào.
Ứng dụng giải pháp công nghệ đã đem lại sự tự tin trong công tác quản trị vận hành, quản lý rủi ro và dịch tễ của CBNV, giảm chi phí. Đó là lý do TTF chọn đầu tư vào giải pháp này. Và đây là quyết định đúng!.
“Việc triển khai rất đơn giản và không tốn kém. Chỉ trong vòng 48 giờ chúng tôi đã triển khai xong cho hơn 2.000 CBNV”, ông Hiếu nói thêm.
Công nghệ tăng cường kháng thể, thích ứng và linh hoạt trước mọi tình huống |
“Chỉ có thể chế ngự được Covid-19 khi chúng ta có các biện pháp phòng ngừa, khi chúng ta có dữ liệu theo gian thực và khi chúng ta hành động nhanh hơn Covid-19”, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT cho hay. FPT eCovax là giải pháp công nghệ toàn diện cho một bình thường xanh, giải pháp công nghệ được đúc kết từ thực tiễn phòng chống dịch tốt nhất trong thời gian qua, cho phép các doanh nghiệp vận hành liên tục kể cả khi dịch bùng phát.
Theo ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, giải pháp công nghệ sẽ giúp các DN tự tin làm chủ trong mọi hoàn cảnh, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, tăng tốc cạnh tranh và bứt phá.
Ông Tú cho rằng, công nghệ mang lại cho DN quản lý lịch làm việc linh hoạt và đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh dựa trên giải pháp phân nhóm theo công nghệ AI, Big Data, phân chia khu vực làm việc, quản lý hồ sơ làm việc của nhân viên để đưa ra phân tích.
Dựa trên dữ liệu thông tin đó, giải pháp đưa ra mô hình Phân nhóm danh sách làm việc và phân chia khu vực làm việc sao cho phù hợp với các yêu cầu công việc, vị trí và loại công việc nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhân viên.
Bên cạnh dó, phát hiện và khoanh vùng các trường hợp F0/nguy cơ cao nhanh nhất và ở phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất. Trường hợp nhân viên có biểu hiện lâm sàng hoặc nguy cơ cao, admin quản lý sẽ nhận được thông báo ngay từ hệ thống và thực hiện truy vết danh sách những người có tiếp xúc.
Những người có tiếp xúc ngay lập tức sẽ nhận thông báo trên ứng dụng, kèm theo hướng dẫn y tế và quy định chung. Ngược lại, khi nhân viên không còn các biểu hiện nghi vấn, các cảnh báo trên cũng được hạ cấp và nhân viên đáp ứng tiêu chí có thể quay trở lại làm việc từ thông báo ngay trên ứng dụng di động.
Thay vì đóng cửa, dừng hoạt động cả công ty, từ dữ liệu của hệ thống, admin có thể nắm bắt ngay trường hợp nguy cơ cao ở khu vực nào, đã đi tới các khu vực nào, tiếp xúc những ai, từ đó khoanh vùng ở mức độ nhỏ nhất và cho phép các nhóm còn lại vẫn có thể tiếp tục làm việc. Ngoài ra, tối ưu công tác xét nghiệm, cho phép xét nghiệm số lượng ít nhất, tiết kiệm nhất với độ bao phủ cao nhất.
D.Anh
Đối mặt điều chưa từng có 30 năm qua, tính làm điều khác biệt
Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến mọi chuyện biến đổi còn mạnh hơn cả ý chí. Đây phải là giai đoạn doanh nghiệp cùng chung tay giải quyết vấn đề này.