Chỉ trong phiên sáng nay, cổ phiếu của TCM giảm gần 7% giá trị, tương đương 1.900 đồng, đưa giá xuống còn 25.900 đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ ô tô, xe máy chờ giải thể
Nỗi đau: Khi hàng Việt 'triệt tiêu' trên kệ hàng siêu thị Việt
Sáng nay, 22-10-2018, Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công công bố thông tin về việc đối tác tại Mỹ đã nộp đơn phá sản.
Sau khi công bố đối tác chính đang nộp đơn phá sản, thị trường chứng khoán đã phản ứng khá tiêu cực với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM), với phiên sáng nay giảm gần 7% giá trị, tương đương 1.900 đồng, đưa giá xuống còn 25.900 đồng.
Với 132 năm tồn tại, đi qua 2 thế kỷ là 20 và 21, nhưng giờ đây Sears, từng là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ phải xin bảo hộ phá sản |
Cụ thể, Công ty Sears Holding đã nộp đơn phá sản lên tòa án Mỹ, trong danh sách các công ty con của Sears Holding có hai công ty là Sears và Kmart (công ty con của Sears) đang giao dịch với TCM. Hai công ty này chiếm 7% tổng doanh thu hằng năm của Thành Công. Đơn cử như năm 2017, Thành Công ghi nhận doanh thu 3.200 tỉ đồng thì hai công ty này chiếm khoảng 220 tỉ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý III-2018, TCM có khoản phải thu ngắn hạn từ hai công ty này với tổng giá trị gần 100 tỉ đồng, chiếm gần 3% tổng giá trị tài sản của công ty.
TCM là công ty dệt may rất lớn thành lập vào năm 2006, hoạt động khá đa mảng từ may mặc cho đến bất động sản và y tế, có cổ đông chính là Công ty E-Land Asia Holding có trụ sở tại Singapore. Doanh thu bình quân hằng năm của TCM trên 3.000 tỉ đồng, với lãi ròngtrên 100 tỉ đồng. Riêng năm 2017, lợi nhuận sau thuế của TCM là 191 tỉ đồng.
Sears là ai?
Được xem là biểu tượng định hình lối sống Mỹ, với 132 năm tuổi, sở hữu một loạt thương hiệu bán lẻ đình đám như Sears, Roebuck & Company, Kenmore, Craftsman và Kmart. Nhưng giờ đây Tập đoàn bán lẻ Sears buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi không thể trả nổi khoản nợ 134 triệu USD đến hạn vào ngày 15-10.
Sears được thành lập vào năm 1886 bởi nhà sáng lập Richard Sears, với khởi sự kinh doanh đầu tiên là bán đồng hồ tại Minnesota.
Năm 1887, Sears chuyển đại bản doanh đến Chicago. Đến năm 1896, danh mục bán hàng của Sears được mở rộng thêm đồ trang sức.
Đến năm 1925, Sears lập cửa hàng bách hóa tổng hợp và bán các hàng hóa sản xuất hàng loạt theo quy mô lớn. Chính các cửa hàng của Sears giúp định hình phong cách sống nước Mỹ, đưa mọi người vào mua sắm tại trung tâm thương mại lớn. Sears có công rất lớn đóng góp vào tiến trình ngoại ô hóa nước Mỹ thời hậu Chiến tranh thế giới thứ II.
Tuy nhiên, đến năm 1989, Sears đã bị WallMart vượt qua để giành ngôi vị hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng Sears vẫn nằm trong nhóm các nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.
Năm 2005, Sears có đến 3.500 cửa hàng. Đến tháng 7-2018, Sears đóng cửa hàng cuối cùng tại Chicago, nơi khai sinh lập địa của Sears.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Parkson đã bước vào thời khắc lụi tàn ở Việt Nam?
Không gánh nổi các khoản lỗ nặng nề, hệ quả là thương hiệu bán lẻ đình đám một thời liên tục đóng các cửa hàng.