Trong cải cách hành chính, vấn đề cốt lõi trước hết là tư duy con người phải thay đổi, tinh thần tích cực, minh bạch, lập các đường dây nóng để giải quyết kịp thời... "Nếu con người không thay đổi, thì "điện tử giời" cũng không tạo được sự chuyển biến".

Quyết định lịch sử khi Bộ trưởng 'lấy đá ghè chân mình'

Quyết định lịch sử: Bộ trưởng lo 'trên cởi dưới nghẽn'

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính và đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành được tổ chức sáng 14/11.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện cơ quan này có 33 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực nông nghiệp với 345 điều kiện cụ thể. Qua rà soát, Bộ NN-PTNT đã trình với Chính phủ ban hành Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa và giảm 131/170 điều kiện; số điều kiện còn lại sửa và giảm trong Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản đã ban hành (có hiệu lực từ 1/1/2019) và các nghị định tới đây ban hành của 2 luật này tiếp tục được cắt giảm. Theo tính toán, tổng số điều kiện cụ thể sẽ giảm tới 69%.

Cùng với cắt giảm triệu để điều kiện kinh doanh, hiện Bộ NN-PTNT đang tập trung giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan xuất nhập khẩu.

{keywords}
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc, nếu không cải cách sẽ thụt lùi so với các ngành khác.

Theo đó, từ đầu năm 2017, Bộ đã thực hiện rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở hàng hóa được gắn mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ là 7.698 dòng hàng quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, trong năm 2018, Bộ NN-PTNT tiếp tục rà soát, cắt giảm hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành với tỷ lệ tới 76%. 

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong năm 2017, Bộ NN-PTNT đã xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 18 thủ tục hành chính (TTHC) tại 5 đơn vị của bộ. Theo kế hoạch năm 2018, Bộ sẽ hoàn thành triển khai 10 TTHC mới. Như vậy, với việc triển khai 28 TTHC qua Cổng một cửa quốc gia thì có tới 95% các hồ sơ XNK được xử lý qua cấp phép điện tử.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTTN Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc, nếu không cải cách sẽ thụt lùi so với các ngành khác.

Trong cải cách hành chính, vấn đề cốt lõi trước hết là tư duy con người phải thay đổi, tinh thần tích cực, minh bạch, lập các đường dây nóng để giải quyết kịp thời... "Nếu con người không thay đổi, thì 'điện tử giời' cũng không tạo được sự chuyển biến". Bộ trưởng nói và cho biết, cuối năm nay, tổ công tác của Chính phủ sẽ quay lại kiểm tra toàn bộ công tác cải cách của Bộ. Do vậy, các đơn vị trong Bộ phải quyết liệt cải cách thủ tục hành chính.

Theo số liệu chính thức tại Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP Trung ương và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 do Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức ngày 2/5/2018 tại Hà Nội, thì Bộ NN-PTNT có sự bứt phá trên bảng xếp hạng, từ vị trí 13 lên số 7 (82.40 điểm) trong tổng số 19 bộ và cơ quan ngang bộ.

B.H

Sau quyết định chưa từng có: Bộ Công thương không dừng lại

Sau quyết định chưa từng có: Bộ Công Thương không dừng lại

Sau khi cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, Bộ này sẽ tiếp tục cắt giảm 202 thủ tục điều kiện kinh doanh trên tổng số 539 điều kiện kinh doanh còn lại trong giai đoạn 2019-2020.