Khách hàng được chăm sóc đặc biệt

Chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp & Chuyển đổi số Việt Nam 2020: Thoát hiểm và bứt tốc sau Covid-19, bà Dương Thanh Tâm, chuyên gia quản trị chiến lược VinCommerce, cho biết, với ngành bán lẻ, chuyển đổi số là yêu cầu hiện hữu. Hiện nay, khi nhiều cửa hàng đồng loạt khuyến mãi giảm giá, người mua gần như không dựa nhiều về giá sản phẩm mà quan trọng là chính sách bán hàng như thái độ phục vụ, tích điểm trên app...

Theo bà Tâm, từ các chuỗi bán lẻ hàng thiết yếu, cửa hàng tiện ích thời trang đến rất nhiều ngành nghề khác, cần phải biết được sự vượt trội của sản phẩm ở đâu để có chính sách bán hàng cạnh tranh dựa trên hai yếu tố: sự tiện ích, trải nghiệm khách hàng trong mua sắm. Doanh nghiệp phải xác định khách hàng ở đâu, cần sản phẩm gì thì sẽ tiếp cận ở đó.

{keywords}
Các doanh nghiệp bán lẻ trước cơ hội chuyển đổi số

Bà Tâm dẫn chứng, nếu cả hai siêu thị đều bán rau thì thứ mà công ty bà bán không phải sản phẩm khác biệt, mà khác về tiện ích. Đó là chuyển đổi số.

Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietinbank, nêu câu chuyện chuyển đổi số tại ngân hàng này. “Hầu hết chúng ta không thích đến các chi nhánh, trải nghiệm khách hàng đến chi nhánh tệ, lấy số thứ tự xếp hàng lâu, đông, chậm và đến quầy giao dịch thì giao dịch không biết anh chị là ai, khi đưa chứng minh thư thì mới hỏi xem làm gì. Đó là trải nghiệm tệ’, ông nói.

Khi triển khai hệ thống mới, các camera sẽ nhận diện biế đó là khách hàng phổ thông hay thân thuộc; hệ thống sẽ hỏi khách hàng muốn làm gì?... Lúc đó, anh nhận được số xếp hàng. Giao dịch viên biết được khách hàng đến để gửi 10 triệu đồng hay 10 tỷ đồng. Tất cả tự động đẩy vào hệ thống, giao dịch viên chỉ xác nhận lệnh và bấm enter là xong.

Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc Viettel Post Bank, cho hay, khách hàng cần thông tin thì tất cả đều được số hoá, dùng chatbot. "Tập đoàn chúng tôi cũng dùng chatbot để hỗ trợ nhân viên. Nhân viên không cần cầm tay chỉ việc, họ chỉ cần sử dụng app nội bộ. Chúng tôi cũng gọi đây là hệ thống Supper App”, ông nói.

Tiền đâu để chuyển đổi số

Bàn về chuyển đổi số bắt đầu tè đâu và thế nào, bà Dương Thanh Tâm cho rằng, đầu tiên là mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh phải được xác lập lại. Trước đây tương tác vật lý, bán lẻ có các cửa hàng, các tiệm, mở ở phố, trung tâm thương mại, chân dung khách hàng đã theo nhiều năm, nhưng khi chuyển đổi số phải thay đổi mô hình kinh doanh.

{keywords}
 Chiến lược chuyển đổi số để thoát hiểm và bứt tốc sau Covid-19

"Vậy chuyển đổi số thay đổi thế nào? Đây không phải là xu hướng theo "trend". Không phải tôi nói thế để không lạc hậu, vai trò chuyển đổi số sẽ mang lại giá trị tài chính cho cho doanh nghiệp để tăng trưởng doanh thu, giữ chân khách hàng cũng như mang lại khách hàng mới.

Chuyển đổi số doanh nghiệp phải đầu tư dài hơi cho hệ thống quản trị chuỗi cung ứng và logistic, bởi vì dù lên các sàn thương mại điện tử chúng ta có thể có khách hàng nhưng sẽ không có những hệ thống đằng sau đó", bà Tâm nói.

Việc đầu tiên khi bắt đầu chuyển đối số là quá trình thay đổi tư duy văn hoá. Khi nhân viên tự trả lời được câu này thì họ dễ dàng hòa nhập vào quá trình chuyển đổi số, sau đó mới dùng tư tưởng sứ mệnh để dẫn dắt.

Còn đại diện của Viettel Post lưu ý, đầu tiên cần xác định chiến lược và nên chuyển đổi ở cấp độ nào. Tức xác định khách hàng chúng ta là ai, chúng ta cần làm gì. Tiếp sau đó là câu chuyện kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu để chúng ta đầu tư để khách hàng có được.

Nhận định về tương lai của chuyển đổi số, ông Trần Công Quỳnh Lân đánh giá, đây là quá trình không đích đến, dừng bao giờ tin doanh nghiệp nói chuyển đổi số thành công. Chúng ta tìm thấy trải nghiệm mang tới tốt hơn cho khách hàng. Vấn đề làm sao có văn hoá, năng lượng nội tại từ đó luôn cải tiến thay đổi, luôn có năng lượng đầu tư con người nguồn lực.

Thư Kỳ