Các doanh nghiệp bán lẻ đang bước vào thời kỳ cao điểm cuối năm khi nhu cầu mua sắm tăng cao. Theo khảo sát, thị trường cuối năm đón nhận thêm một nguồn cung lớn các dự án đi vào hoạt động.

Bà Nguyễn Hoài An, đại diện CBRE VN nhận định, giá thuê trung bình của các trung tâm mua sắm tại Hà Nội duy trì ở mức ổn định. Do các trung tâm mua sắm tại khu vực trung tâm hoạt động tốt hơn, giá thuê tại khu vực này tăng nhẹ 0,52% theo quý. Đối với các dự án tương lai, quý 4  được dự đoán sẽ là một quý sôi động với ba trung tâm thương mại mới, dự kiến cung cấp thêm tổng cộng 111.000 m2.

Nắm bắt nhu cầu thị trường cuối năm, hàng loạt các trung tâm thương mại đã chính thức đi vào hoạt động. Khối dịch vụ tiện ích và thương mại The Pride với tổng diện tích trên 50.000 m2 do Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư vừa chính thức đi vào hoạt động.

The Pride là khu mua sắm lớn nhất và đầu tiên trên trục đường huyết mạch hướng tâm thành phố được hưởng toàn bộ các tiện ích hiện đại và đồng bộ. Sau một thời gian chào thuê, đến nay, toàn bộ các gian hàng đã được lấp đầy đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của cư dân tại dự án và các khu vực lân cận.

{keywords}
Nguồn cung bán lẻ cuối năm tăng mạnh

Tại khu vực trung tâm, Vingroup khai trương trung tâm thương mại mới tại Phạm Ngọc Thạch sau khi cải tạo nâng cấp. Vincom Phạm Ngọc Thạch bao gồm khu mua sắm, vui chơi giải trí, ẩm thực. Bên cạnh đó, hàng loạt các cửa hàng Vinmart+ được mở cửa khắp các địa bàn thành phố.

Khu vực phía Đông có sự xuất hiện của Mipec Riverside Long Biên, cung cấp cho thị trường thêm 24.000 m2 bán lẻ. Mặc dù mới mở vào cuối tháng 7, tỷ lệ lấp đầy đã đạt 98% với sự có mặt của các khách thuê chủ chốt. Điều này một lần nữa nhấn mạnh vai trò thiết yếu của khách thuê chủ chốt, như ngành giải trí, dịch vụ ăn uống trong thành công của trung tâm mua sắm.

Bên cạnh đó, thị trường còn đón nhận các nhà bán lẻ nước ngoài như Auchan, Miniso. Một số đơn vị bán lẻ trong nước đã có kinh nghiệm hoạt động tại Tp. HCM hiện đang mở rộng ra thị trường Hà Nội. Galaxy Cinema đã mở rạp chiếu phim đầu tiên vào cuối tháng 7 trong khi Circle K đã mở được 35 cửa hàng chỉ sau một năm hoạt động tại Hà Nội.

{keywords}
Mỗi chủ đầu tư cần có chiến lược riêng

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ có nhiều biến động khi xuất hiện sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” quốc tế đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… các nhà bán lẻ trong nước đều phải có những chiến lược riêng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài buộc một số dự án tiếp tục cải tạo và tái cơ cấu mặt bằng bán lẻ.

Theo chủ đầu tư Hải Phát, dự án đem lại sự khác biệt gây chú ý bởi vị trí đẹp, phân bổ khách thuê và giá cả hợp lý, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết thực nhất của cư dân.

Hay như Mipec Riverside Long Biên với lợi thế gần khu vực phố cổ, đáp ứng nhu cầu của một lượng khách lớn trung tâm với tiện ích như mua sắm, thời trang, ẩm thực, vui chơi giải trí.

Theo CBRE Việt Nam, tổng nguồn cung cho thị trường bán lẻ hiện ở mức 720.000 m2, tương đương với 2,3% tăng theo quý và tăng 18% theo năm. Tất cả thay đổi này diễn ra trong khu vực ngoài trung tâm trong khi nguồn cung khu vực trung tâm giữ nguyên kể từ quý 1 năm 2015.

Nhìn chung, cơn lốc thâm nhập của các nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam gần đây làm cho thị trường bán lẻ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Miếng bánh bán lẻ sẽ là một cuộc chiến và chỉ có những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong miếng bánh này.

D.Anh