{keywords}
{keywords}

Clip toàn bộ cuộc trò chuyện của nhạc sĩ Phú Quang:



Nhà báo Hà Sơn: Ở tuổi 70 ông có thói quen ngồi ngẫm lại cuộc đời mình?

Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi ít khi tổng kết cho mình vì có nhiều việc để làm lắm. Khi không đi ra ngoài, tôi có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim,… tôi không phải người tham lam trong việc thích hưởng thụ những sản phẩm mà con người có, thành ra tôi cũng không băn khoăn lắm.

Ông hài lòng ca khúc nào nhất trong số những bài hát về Hà Nội? Có kỷ niệm khó quên hay mối tình khó phai nào được ông viết trong ca khúc về mùa thu?

- Người ta hỏi có phải mỗi bài hát tôi viết là một cuộc tình không? Tôi có nói như này: Tôi viết gần 600 ca khúc, bạn cứ tưởng tượng mỗi ca khúc là một người tình thì tôi phải yêu 600 người rồi. Nếu thế người không được như thế này đâu.

Tôi có thói quen không hay lắm, đó là không có gì hài lòng hết, luôn luôn chán mình. Có bài hát người ta nghe bảo nó là nhất rồi nhưng tôi lại bảo không vì đôi khi chính tôi nghe cũng thấy... chán nhưng nó là ''con mình'' mà không yêu nữa cũng kỳ lắm vậy nên có lúc yêu bài này, lúc yêu bài kia. Bạn hỏi tôi hài lòng với bài nào nhất thú thật tôi không có khả năng hài lòng cái gì, luôn luôn thấy mình còn có thể làm hay hơn thế.

{keywords}

Nhiều người thắc mắc chất lãng tử của một chàng trai Hà Nội đi vào ca khúc của ông như thế nào?

- Tính cách con người là Trời sinh, tôi là người Hà Nội nên đối với Hà Nội tôi yêu cũng yêu như bao người. Bây giờ nếu bạn là người Quãng Ngãi bạn phải yêu quê hương Quảng Ngãi chứ hay bạn ở Vĩnh Long phải yêu quê hương Vĩnh Long, tôi cho đó là điều bình thường. Nhiều người cứ làm mọi thứ quan trọng lên, đã ở Hà Nội mà không yêu nơi này nữa thì rất chán.

Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái mới để sáng tạo, có nhiều người lại tìm đến những gì rất mơ hồ mà bản thân họ cảm giác thiếu hụt, còn ông đã đi tìm kiếm điều gì cho mình kể cả đó là sự trần trụi nhất?

- Tôi cho rằng người nghệ sĩ, điều quan trọng nhất để thuyết phục mọi người phải là sự chân thật. Bây giờ người dân khôn rồi bạn nói một câu khéo là ngay lập tức họ đọc ra ngay. Tôi được cái lúc nào cũng nói thật nên dân thương tôi.

Tôi viết về Hà Nội có những chữ nhiều người bảo: "Ôi viết thế này ai duyệt cho cậu?". Thế nhưng tôi bảo: "Tôi cần gì chuyện đó đâu, cứ viết hết lòng tôi". Chẳng hạn tôi viết một lá thư gửi bạn nơi xa có những người bạn của tôi ở Sài Gòn (Phú Quang ở Sài Gòn 25 năm sau đó ra lại Hà Nội - PV) ý hỏi tôi: Tại sao ông lại về Hà Nội giữa lúc được Sài Gòn yêu thế?...

Tôi bảo "chỉ bởi tình yêu của từ "ở lại" thôi" vì tôi ở Sài Gòn 25 năm nhưng gặp bạn bè thi thoảng lại hỏi: Anh mới ở Hà Nội vào à? vì tôi bao năm vẫn giữ giọng Bắc. Khổ quá, chửi cha không bằng nha tiếng, tôi dân Hà Nội phải nói giọng Hà Nội chứ không thể a dua nói giọng miền Nam được.

Khi bất lực và bế tắc trong việc sáng tạo, ông đã làm gì để khơi nguồn cảm hứng hay để nó trôi một cách tự nhiên và hy vọng một lúc nào đó cảm hứng sẽ bùng phát lại như một sự kỳ diệu của cuộc sống?

- Khi tôi bất lực, tôi đi chơi, tán phét với bạn bè toàn chuyện lăng nhăng, thế nhưng khi nó hồi phục cảm xúc thì làm việc. Tôi vẫn hay nói, người ta muốn hãm hại tôi khó lắm bởi mình chả có gì để hãm hại cả, vì họ muốn làm tê liệt trí sáng tác của mình đi cũng chả được. Để cấm tôi sáng tạo cứ cho ăn uống phè phỡn liên miên chỉ 3 tháng tôi ốm rồi... chết. Đấy là cách tôi bày cho kẻ thù, nhưng cũng may tôi không có kẻ thù mấy. (cười).

{keywords}

Ông có quan tâm đến các sáng tác của nghệ sĩ trẻ? Gần đây nhạc sĩ Lê Minh Sơn, Dương Cầm bày tỏ sự phản ứng khi một loạt ca khúc tạo hit đặt tên với ca từ dễ gây hiểu nhầm cho người nghe. Là thế hệ gạo cội, ông có nghe những ca khúc hit của giới trẻ ngày nay và nói gì về cách dùng ca từ dễ dãi, buông tuồng ở một bộ phận nhạc sĩ trẻ?

- Người nghệ sĩ đã sáng tác phải có tri thức. Trên thế giới có hai loại, người chỉ viết về ca khúc và người viết tác phẩm âm nhạc gọi là nhà soạn nhạc. Việc nghệ sĩ trẻ tôi cũng nói nhiều lần rồi, nó động chạm lắm. Lỗi không phải ở họ bởi bạn thử nghĩ mà xem khi đã sáng tác chẳng ai nghĩ sẽ viết ra tác phẩm dở cả nhưng nó có hay hay không lại là chuyện khác. Tư duy của nghệ sĩ còn phụ thuộc vào văn hóa. Bây giờ người ta có thể đẩy vinh quang lên rất nhanh, hát được một bài coi như là hit, viết được một bài có vài người hát cũng là hit. Nhưng đó đâu phải giá trị thật được công nhận.

{keywords}

Thanh Lam, Tấn Minh là những người đã xuất hiện rất nhiều các liveshow của ông tuy nhiên việc mời Thu Phương trong chương trình tới đây được coi là bước đệm ''thế chân" cho Ngọc Anh. Ông nói sao về điều này?

- Tôi không hề có ý định mời Thu Phương thay Ngọc Anh mà thực tế đã mời cả Ngọc Anh nhưng đúng ngày 26,27/12 cô ấy lại có hợp đồng ở nước ngoài. Tôi nghĩ việc của mình và Ngọc Anh xảy ra thời gian qua đơn giản do quản lý của Ngọc Anh xui cô ấy nâng cát xê từ 5000 đô lên 10.000 đô. Khi biết thông tin ấy, tôi hỏi Ngọc Anh: Cháu nghĩ lâu không?, Ngọc Anh trả lời: "Cháu nghĩ rất lâu". Tôi nói với Ngọc Anh, vậy thì chú không cần nghĩ lâu. Nếu thế chú không mời cháu được. 

Ngọc Anh không hiểu một điều rằng nếu tôi trả cho Ngọc Anh 10.000 thì tất cả các ca sĩ khác phải nâng lên hết vì Thanh Lam kém gì Ngọc Anh đâu, Tấn Minh cũng có kém gì đâu, ngay cả Minh Chuyên cũng vậy. Tôi nghĩ từ xưa đến nay vẫn có một cái thói quen không bao giờ coi ai không có họ thì mình chết cả. Nếu có thiếu một người quan trọng nhất là tôi chứ không vì không có ca sĩ nào đó mà chương trình vỡ được.

Điều lo ngại nhất của khán giả đó là những rạn nứt giữa ông và ca sĩ Ngọc Anh đã được hóa giải?

- Sau khi tôi không mời, Ngọc Anh cho một người thân tín rất hiểu âm nhạc đến gặp. Tôi rất nể cậu này vì chính là người đầu tiên xui Ngọc Anh đến hát nhạc tôi với lời nhắn: "Chỉ một người có thể lăng xê Ngọc Anh đến tận cùng - đó là Phú Quang". Tôi đối với Ngọc Anh trước chuyện hét cát xê vọt lên 10.000 đô không có gì vướng mắc hay rạn nứt và không hài lòng cả. Nên khi chú cháu hiểu nhau thì mọi việc được giải quyết nhẹ nhàng, các chương trình sắp tới của tôi sẽ có sự tham gia của Ngọc Anh.

{keywords}

Năm 23 tuổi một vị bác sĩ đã chuẩn đoán ông bị ung thư rồi đến năm 40 tuổi hung tin ấy lại lặp lại, năm 54 tuổi lại thêm một lần nữa ông được tiên đoán bị ung thư. Từ năm 60 tuổi đến giờ ông đã nhiều lần nhập viện vì bị tai biến nặng. Ở tuổi trên 70, sức khỏe là điều ông lo sợ nhất?

- Không, tôi không có điều gì phải lo sợ vì tin con người có số phận. Ba lần người ta báo tôi ung thư mà không chết, ngay cả các bác sĩ tài năng thế mà bạn. Ai bảo các bác sĩ Việt Nam không tài, nhưng họ cũng không đúng. Vậy tức là còn có một thứ khác, đó là Trời định, tôi không băn khoăn gì khi họ tuyên bố thế này tuyên bố thế khác. Khi nào Trời gọi tôi dạ thôi.

Ung thư giống như một án tử vậy mà ông ba lần nhận tin ấy quả là cũng... ám ảnh. Nhìn lại quãng thời gian của đời mình ông thấy cuộc sống mong manh nhất ở giai đoạn nào?

- Đó là lúc tôi 23 tuổi. Tôi đã rất sợ khi người ta nói mình bị ung thư nhưng sau đấy thấy nó rất bình thường và dần tôi thấy chả sợ gì nữa. Tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng, Trời kêu một cái là mình dạ. Mình đã sống thì phải có chết, đó là quy luật của đời sống mà đã thành quy luật không cần phải nghĩ làm gì.

Có lần ông tếu táo kể từng có ông thầy tướng phán ông sống đến năm 99 tuổi và chết vì thất tình, ông chia sẻ gì về câu chuyện này?

- À, ông ấy bảo tôi là ý chí một tí thì tôi sẽ sống trên 100 tuổi còn nếu không 99 tuổi chết do thất tình nên tự tử vậy thôi. (cười).

{keywords}

Bài 2: 'Vết sẹo tình si" của Phú Quang và lá thư từ người đàn ông lạ mặt

Sơn Hà - Đức Yên - Huy Phúc - Xuân Quý
Ảnh: Hải Bá
Thiết kế: Nguyễn Thị Luyện