Trong chương trình phát triển CNHT, UBND tỉnh đã vạch ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, xác định 4 lĩnh vực CNHT chính được chú trọng đầu tư, gồm: Cơ khí; dệt may, da giày; điện tử, thiết bị điện và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Khánh Hòa: “Cú húych” rất lớn từ chương trình phát triển CNHT. |
Đối với lĩnh vực cơ khí, Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh phát triển ngành chế tạo máy móc, thiết bị và CNHT ngành cơ khí làm động lực để phát triển CNHT chung. Các hoạt động tiếp nhận, chuyển giao, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng thân thiện môi trường phải được các ban, ngành liên quan quan tâm đúng mức.
Trong lĩnh vực dệt may, da giày, Khánh Hòa xác định tăng cường năng lực cho các cơ sở sản xuất hiện có, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị vào khâu sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may và hoàn thiện sản phẩm, nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, đầu tư phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu và CNHT ngành da giày, nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của ngành. Trong thời gian tới sẽ ưu tiên sản xuất giày, dép da thời trang và cặp, túi, ví chất lượng cao.
Riêng lĩnh vực điện tử, thiết bị điện và công nghiệp công nghệ cao, tuy chưa phải là thế mạnh vượt trội, song lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng xác định cần có sự đầu tư đúng tầm, phấn đấu đến năm 2025 phải có những bước tiến rõ rệt, hình thành các DN có chất lượng, đủ mạnh trong các lĩnh vực này. Dự kiến, nhà nước sẽ chi gần 8 tỷ đồng cho việc hỗ trợ 4 lĩnh vực công nghiệp đã nêu. Trong đó, việc hỗ trợ kết nối các DN trên địa bàn tỉnh với các DN trong và ngoài nước cũng như hỗ trợ quản lý, nhằm đáp ứng chuỗi giá trị toàn cầu được đầu tư kinh phí hiệu quả nhất.
Minh Đức