Sáng nay, 25/11, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ (IDC), Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã tổ chức Hội thảo "Kết nối doanh nghiệp công nghiệp ô tô, điện tử, cơ khí năm 2020".

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ “ Chương trình Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử” do Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ (IDC) chủ trì. 

Hội thảo đã thu hút tới hơn 100 doanh nghiệp tham gia là các bên nhà cung cấp và nhà mua hàng với mục tiêutạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI và các nhà sản xuất công nghiệp có chiến lược nội địa hóa có cơ hội chia sẻ các khó khăn, đề xuất giải pháp để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, đồng thời tiếp cận các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước.

1421-dscf0726-copy
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc hội thảo (ảnh: Lan Anh)

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho hay: "Một trong những điểm yếu lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là nội lực của các ngành sản xuất còn hạn chế và phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của nước ngoài. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn tới các ngành sản xuất phụ thuộc lớn và nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu. Điều đó khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp còn ở mức rất thấp".

"Với tình trạng này, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nói riêng và tăng trưởng kinh tế dài hạn trong điều kiện hội nhập hiện nay", ông Phạm Tuấn Anh bày tỏ.

"Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ cần từng bước chủ động nguồn nguyên liệu, linh kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển công nghiệp Việt Nam trong dài hạn", ông Phạm Tuấn Anh nói.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp bày tỏ, việc Trung tâm IDC phối hợp với các tổ chức IFC, ILO tổ chức hội thảo hôm nay là rất cần thiết. Sự kiện sẽ thúc đẩy hình thành mạng lưới các nhà sản xuất với các nhà cung cấp mới, đồng thời cập nhật những thông tin mới của các chính sách, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp và công việc hỗ trợ.

{keywords}
Các doanh nghiệp hào hứng tham gia hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp (ảnh: Thu Ngân)

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ các bài học kinh nghiệm của mình. Trong đó, các nhà mua hàng lớn như Samsung, Honda, Toyota đã chia sẻ nhiều thông tin quý báu về chính sách hỗ trợ và hợp tác với các nhà cung cấp tại Việt Nam. Cùng đó, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm của mình sau nhiều năm trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp FDI lớn như công ty Cao su Giải phóng, Công ty Nhựa Hà Nội.

Trong  thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111 về công nghiệp hỗ trợ, bước đầu đã phát huy tác dụng, lan tỏa và góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

Ngày 6/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115 về thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ với các mục tiêu đề ra đáp ứng 45 % nhu cầu thiết yếu cho sản xuất công nghiệp tiêu dùng nội địa, chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chiếm 75% tiêu dùng công nghiệp nội địa và 14 % giá trị sản xuất công nghiệp.

Và để thực hiện được mục tiêu trên, việc thúc đẩy hiệu quả, kết nối doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia và công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng.

Thu Ngân

Công nghiệp hỗ trợ cho ô tô: Vẫn dang dở câu hỏi quy mô thị trường

Công nghiệp hỗ trợ cho ô tô: Vẫn dang dở câu hỏi quy mô thị trường

Bối cảnh mới mang đến cơ hội lớn. Nếu chúng ta quyết tâm sẽ phát triển được ngành công nghiệp ô tô. Bỏ lỡ cơ hội này, tương lai Việt Nam sẽ trở thành thị trường nhập khẩu ô tô.