Làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI ngày càng rõ nét. Việt Nam là điểm đến quan trọng. 

Nhật Bản đang thúc đẩy các gói hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ xây dựng lại chuỗi cung ứng ở khu vực Đông Nam Á sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Danh sách 30 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của nước này có nhà máy ở các nước Đông Nam Á đủ điều kiện để nhận hỗ trợ chuyển dịch, mở rộng nhà máy, một nửa là ở Việt Nam.

{keywords}
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng liên tiếp nhận được đơn đặt hàng. Ảnh minh họa.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm, một doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng để sản xuất các sản phẩm như khuôn mẫu nhựa kỹ thuật. Nhu cầu tăng đột biến được doanh nghiệp lý giải là do những ảnh hưởng từ COVID-19 khiến các doanh nghiệp ở Trung Quốc không thể sản xuất đáp ứng.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng liên tiếp nhận được đơn đặt hàng trong 2 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, do phải đảm bảo về mặt quy trình sản xuất, tối ưu chi phí sản xuất nên doanh nghiệp cần thêm thời gian mới có thể đáp ứng. Ngoài ra, việc doanh nghiệp gia tăng sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng dài hạn, quá trình thử nghiệm cho đến đảm bảo đầu ra về kỹ thuật, chất lượng cũng mất rất nhiều thời gian. Do đó, doanh nghiệp sản xuất chưa thể đáp ứng ngay.

Thực tế này cho thấy, mặc dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng đây lại là cơ hội, nếu tận dụng được các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng cần làm tốt bài toán đầu tư, cải tiến quy trình sản xuất để có thể đảm nhận những đơn hàng lớn.

Minh Đức