- Vụ việc Á hậu bị bắt quả tang bán dâm với mức giá lên tới 25.000 USD/lượt đã gây rúng động dư luận xã hội hai ngày qua, nhà thơ Dương Kỳ Anh chia sẻ, đã đến lúc chúng ta nên lập phố đèn đỏ để quản lý.

Vụ việc Á hậu bị bắt quả tang bán dâm với mức giá lên tới 25.000 USD/lượt đã gây rúng động dư luận xã hội hai ngày qua. Trước đó, đã có không ít trường hợp hoa khôi, người mẫu... thành danh từ các cuộc thi dính vòng lao lý vì những hành vi vi phạm này.

Làm thế nào để chúng ta có thể quản lý được các người đẹp sau khi đã thành danh. Vì sao càng ngày có nhiều những người đẹp của công chúng sa vào con đường như vậy?

Chương trình Góc nhìn thẳng có cuộc trò chuyện với nhà thơ Dương Kỳ Anh - ông là người đã sáng lập và tổ chức thành công rất nhiều cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.

XEM VIDEO TALKS TẠI LINK SAU:

Á hậu bán dâm bởi muốn có tiền nhanh tiền nhiều

Á hậu bán dâm bởi muốn có tiền nhanh tiền nhiều

Ông trùm hoa hậu Dương Kỳ Anh thẳng thắn lý giải lối sống thực dụng, muốn kiếm tiền nhanh, tiền nhiều của những người đẹp như Á hậu, diễn viên...

Nhà báo Phạm Huyền: Câu hỏi đầu tiên, chúng tôi muốn biết quan điểm của ông về vụ việc cô Á hậu bị phát hiện đi bán dâm vừa qua?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Trước hết phải nói tôi rất buồn. Buồn vì một hiện trạng không phải chỉ có lần này. Trước đây, tôi xem báo chí được biết có người này, người khác, những người đẹp có danh hiệu trong giới ca sĩ, người mẫu tham gia vào việc mà ta gọi là bán dâm. Tôi nghĩ rằng đó là điều rất đáng buồn.

Bản thân tôi cũng như anh em trong báo Tiền phong là cơ quan đã tổ chức cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, khi chúng tôi tổ chức cuộc thi này với mục đích là tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam tạo nên nét sinh hoạt văn hoá mới, định hướng cái đẹp cho tuổi trẻ. Cũng không nghĩ rằng đến một lúc nào đó có một danh hiệu hoa hậu, á hậu nào đó ở một cuộc thi nào đó có thể dính vào những việc như này. Nhưng tôi nghĩ rằng, điều đáng lo ngại là đạo đức xã hội của chúng ta đang xuống cấp. Khi đạo đức xã hội xuống cấp thì đồng tiền sẽ lên ngôi và đồng tiền làm xoay chuyển nhiều vấn đề.

Tôi nghĩ không chỉ chỉ có trong giới người mẫu hay giới ca sĩ, người đẹp vướng vào những chuyện này mà trong nhiều giới khác dùng danh nghĩa này, danh nghĩa khác vì đồng tiền đánh mất lương tâm của mình.

Ngày nay, nhiều cuộc thi sắc đẹp của chúng ta tổ chức chưa tốt chưa chặt chẽ. Chính vì vậy mới có những hiện tượng tiêu cực sinh ra.

Nhà báo Phạm Huyền: Trên thực tế, ở các cuộc thi hoa hậu, các ban tổ chức phải làm sao để loại bỏ nhưng cô gái tuy xinh đẹp nhưng không đủ tư cách đội vương miện trong tương lai.

{keywords}
 Nhà thơ Dương Kỳ Anh, người đã sang lập và tổ chức thành công rất nhiều cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.

 Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi nghĩ rằng thời chúng tôi tổ chức rất chặt chẽ. Tôi ví dụ, muốn trao cho một thí sinh đoạt danh hiệu gì trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam như hoa hậu, á hậu hoặc 10 người đẹp chúng tôi nói thực là phải có 3 dấu đỏ. Tức là chúng tôi phải có điều tra trước khi diễn ra đêm chúng kết.

Thứ nhất là, phải có giấy xác nhận của cơ quan hoặc trường học nơi thí sinh đó công tác. Thứ hai, có giấy chứng nhận ở nơi thí sinh cư trú. Thứ ba, có chứng nhận của công an. Tức là chúng tôi phải điều tra cẩn thận như thế.

Ngoài ra, chúng tôi còn có 1 tổ chuyên đi kiểm tra để xem những thí sinh mình định trao giải họ có vướng vào đường dây sextour hay không?họ có những biểu hiện tiêu cực hay không. Họ có những cái này cái khác hay không. Gia đình họ, bản thân họ là những người như thế nào, có những biểu hiện như thế nào. Nếu mà có những biểu hiện không tốt thì mình phải loại ra ngay. Dù họ có hình thức đẹp thì chúng tôi cũng phải loại ra ngay.

Trên thực tế cũng có trường hợp trước khi tham gia vào vòng chúng kết chúng tôi đã có bản cam kết các thí sinh ký vào bản cam kết phải giữ danh hiệu đó sau khi đạt được về đạo đức, tư cách… Nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Thứ hai, trong hai năm đó ban tổ chức là người theo dõi hướng dẫn cho họ những hoạt động. Ngoài việc tổ chức cho họ những sinh hoạt về công đồng, tham gia từ thiện, văn hoá còn tham mưu, tư vấn cho họ. Ví dụ quảng cáo tất cả những vấn đề liên quan đến danh hiệu phải báo cáo với ban tổ chức được ban tổ chức đồng ý mới được tham gia. Ví dụ có đại gia nào mời cô hoa hậu đi nước ngoài chẳng hạn hoặc mời làm đại diện gì đó phải trao đổi với ban tổ chức để ban tổ chức kiểm tra kỹ đại gia đó, công ty đó, cơ quan đó tốt thì mới đồng ý.

Tôi cũng đã khuyên một số danh hiệu khi đại gia này khác mời họ đi tôi khuyên họ chỗ này không nên đi. Kể cả việc quảng cáo bản thân tôi cũng tham mưu cho họ. Cái này thì có thể tham gia quảng cáo, cái kia tham gia thì mất hết danh hiệu hoa hậu…Chúng tôi phải giúp họ, định hướng cho họ như thế. Bởi các em đạt danh hiệu khi rất trẻ có em chỉ 16, 17 tuổi... Khi người đẹp đã có một danh hiệu nào đó thì đầy cám dỗ. Tuổi trẻ như thế, cám dỗ nhiều như thế nếu mình không đồng hành với họ, không hướng dẫn họ, không giúp đỡ họ để ngăn chặn những cám dỗ thì họ rất dễ rơi vào cám dỗ.

Nhà báo Phạm Huyền: Mặc dù các ban tổ chức  hoa hậu như ban tổ chức hoa hậu Việt Nam có quy chế hết sức chặt chẽ và đồng hành cùng các hoa hậu sau khi đăng quang. Nhưng người ta nói rất nhiều góc khuất ở các cuộc thi sắc đẹp như việc gạ tình, mua bán đổi chác để có được vương miện. Ông có thể chia sẻ về những góc khuất như vậy?

{keywords}
Lối sống thực dụng đã khiến các người đẹp sa ngã (ảnh các nhân vật trong một đường dây bán dâm do CA Tp HCM triệt phá)

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi nghĩ việc đó rất ít và thời nào cũng có. Trong BTC cũng có người gặp phải. Tuy nhiên, khi tổ chức chúng tôi đã xác định đây là tôn vinh cái đẹp, cái đẹp đó là của người phụ nữ Việt Nam, một cái đẹp hoàn thiện hoàn mỹ, nên mọi lời đề nghị đối với chúng tôi đều dứt khoát từ chối.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông đã bao giờ nhận được lời kết nối với người đẹp chưa?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Có chứ, cũng có người nhờ tôi giúp cho họ đi 1 chuyến sang nước này, giúp cho cô hoa hậu, á hậu này đi chuyến tàu Bắc – Nam. Tôi từ chối vì tôi không thấy có lợi cho danh hiệu của họ. Tôi nói thẳng với các hoa hậu là không nên đi. Mình phải làm việc đó vì các em không biết được, mình có thông tin để cung cấp cho các em để các em tránh, chứ đi vào đó không biết đâu mà lần.

Nhà báo Phạm Huyền: Không chỉ là cuộc thi hoa hậu Việt Nam  mà ở Việt Nam có rất nhiều cuộc thi sắc đẹp  khác nữa. Việc trao vương miện quá dễ dàng và chỉ tôn sùng vẻ đẹp về hình thể hơn là vẻ đẹp trí tuệ, phải chăng là đã tiếp tay cho các cô gái trẻ đẹp đi vào các con đường sa ngã như vậy?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Hiện nay vấn đề cấp phép hay tổ chức các cuộc thi cũng hơi nhiều. Nhiều nhưng tổ chức không tốt nên gây ranhững chuyện lùm xùm khiến báo chí và mạng xã hội nói rất nhiều.

Theo tôi, tổ chức 1 cuộc thi hoa hậu, người đẹp khó lắm, nhưng ngày nay người ta cảm thấy dễ dàng quá. Thực ra theo tôi khó lắm, cực khó. Chọn người thế nào cho chuẩn mực, không những đẹp về hình thể mà còn đạo đức, danh hiệu đó phải được giữ gìn, phát huy, làm việc có ích cho xã hội, nó khó lắm. Bây giờ tôi cảm tưởng người ta tổ chức quá dễ dàng.

Ngày xưa, tôi là người trực tiếp soạn thảo quy chế người đẹp đầu tiên năm 1989. Trong quy chế đó có nói rõ cơ quan mà được cấp phép tổ chức phải là cơ quan văn hoá, cơ quan có uy tín, cơ quan am hiểu văn hoá và có kinh nghiệm. Trong quy chế nói rõ như thế nhưng hình như về sau điều này bị bỏ. Một cơ quan, một công ty, xí nghiệp không có uy tín thì họ cũng chả cấp.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông nghĩ thế nào khi các cuộc thi sắc đẹp nở rộ ra và vì đã có những vụ việc xảy ra như vậy nên nhiều người băn khoăn rằng phải chăng cuộc thi sắc đẹp đang nở rộ ở nước ra đôi khi không phải mục đích là tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam mà còn mục đích thương mại, mà thậm chí người ta cho rằng các cuộc thi này tổ chức chỉ để nhằm tuyển chọn gái đẹp cho các đại gia?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi nghĩ rằng việc đó chưa có chứng cứ cụ thể nên nói ra không phải là điều chuẩn mực. Tuy nhiên tôi nghĩ, bây giờ có những cuộc thi sắc đẹp, một số sắc đẹp hình như không đúng tiêu chuẩn vì cái đẹp lên hàng đầu và học có những mục đích khác. Đó có thể là mục đích thương mại hay gì đó thì tôi cũng không biết được.

Chính vì vậy nên những người đi thi, thí sinh đi thi họ không phải đến đó như một ngày hội văn hóa tôn vinh nét đẹp mà họ đi thi vì mục đích khá cao. Họ đi thì vì mục đích có danh hiệu để vào showbiz, để làm việc này việc khác kiếm tiền chẳng hạn. Tôi nghĩ đó là điều chúng ta cần đặt ra vấn đề đáng lo và cũng phải chặt chẽ.

Thứ 2 là có quá nhiều cuộc thi và tôi cũng không hiểu các đài truyền hình, báo chí cứ hỏi tôi rằng có biết cô hoa hậu này, nhưng thú thực tôi không biết vì ngày nay loạn danh xưng hoa hậu.

Thực ra trước đây chúng ta chỉ có 1 – 2 cuộc thi gọi là hoa hậu thôi còn cuộc thi bé hơn thì gọi là hoa khôi, người đẹp còn bây giờ đâu cũng hoa hậu cả. Ngày xưa người ta nói ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay ra ngõ gặp hoa hậu, nó buồn lắm.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông nghĩ thế nào về mặt trái của các vương miện được trao trong các cuộ thi săc đẹp. Các cô gái tham gia cuộc thi này phải ý thức như thế nào về điều đó?.

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Danh hiệu hoa hậu cao quý và là vinh quang nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề. Nếu các thí sinh đạt danh hiệu rồi, không nhận thấy điều đó mà chỉ nhận thấy một mặt là vinh quang thôi thì gay go.

Anh là người của công chúng, đại diện cho sắc đẹp, đại diện cho cái hay, cái tốt mà không biết điều đó để giữ gìn mà sống buông thả thì rất nguy hiểm.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, rõ ràng với những cô gái lọt vào top 10 chẳng hạn các cuộc thi sắc đẹp thì bản thân họ cũng đã xinh hơn, đẹp hơn nhưng cô gái bình thường khác. Có nhan sắc họ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong cuộc sống so với những cô gái bình thường. Vậy tạ sao họ không biết cách sử dụng khôn khéo vũ khí sắc đẹp đó mà để cho mình trượt dài trong cạm bẫy tội lỗi như vậy. Là một nhà thơ, ông có lý giải gì về hiện tượng như thế?

{keywords}
Nhà thơ Dương Kỳ Anh và nhà báo Phạm Huyền

 Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi cho rằng đó là lối sống thực dụng nó đang phổ biến hiện nay và làm xói mòn đạo đức xã hội, xói mòn lòng tin.

Cuộc sống thực dụng ngày nay làm cho con người quay cuồng trước đồng tiền. Nhưng nếu có danh hiệu như thế anh sống, làm việc đàng hoàng thì cũng có thể sống đàng hoàng. Nhưng vì lòng tham, vì sự quay cuồng của đồng tiền, muốn có ngay, có nhanh. Cho nên tôi cho rằng môi trường xã hội rất quan trọng. Để những hiện tượng này bớt đi, chúng ta phải nâng cấp đạo đức xã hội  lên, phải làm những việc để xã hội ngày càng tốt đẹp, trong sáng, tôn trọng giá trị nhân phẩm hơn giá trị đồng tiền.

Nhà báo Phạm Huyền: Đó là từ phía các cô gái, còn phía những người đang giấu mặt, có lẽ là đại gia đang đi mua dâm với giá lên tới 25.000 USD. Tôi thấy trong rất nhiều bản tin đã được đăng tải thì danh tính của những người đàn ông mua dâm vẫn chưa được công bố. Ông nghĩ thế nào về một hiện tượng ở Việt Nam chúng ta lại có những người đàn ông có thể bỏ ra 25.000 USD để tiêu xài cho một thú vui về mặt thể xác như vậy?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi nghĩ với những cô gái á hậu mà đi làm việc đấy thì đáng buồn, đáng trách. Nhưng đáng lên án nhất là những người đi mua những việc đó. Tôi nghĩ bỏ ra từng ấy tiền để mua mà đồng tiền đó kiếm ra chân chính khó lắm. Vậy đồng tiền ấy có chân chính hay không? phải chăng họ lấy những đồng tiền không chân chính để làm những việc không chân chính.

 Giả sử những đồng tiền đó họ lao động làm ra nhưng bây giờ có hàng triệu người đang khó khăn, lũ lụt khăp nơi khiến người dân không nhà không cửa, sao họ không làm từ thiện đi. Những người như vậy đáng lên án. Thế giới, trong nước có rất nhiều người giàu có, họ làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo vậy sao bây giờ trong nước đang khó khăn, nhất là bão lụt ở Sơn La, Lai Châu, bao nhiêu người sống khổ sở còn họ lại đi làm những việc như thế thì vô lương tâm.

Nhà báo Phạm Huyền: Trên mạng xã hội đang xảy ra cuộc tranh luận rằng tại sao không thấy nêu tên những người mua dâm mà các bản tin chỉ đưa về những người bán dâm mà thôi. Nhìn 1 cách tổng thể, chúng ta phải có giải pháp nào để hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực như vậy?

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Theo tôi, một là các cuộc thi sắc đẹp của chúng ta nên được tổ chức tốt,  chặt chẽ hơn và trao danh hiệu cho những người đẹp phải chọn lọc, kiểm tra chọn lọc và trao chuẩn mực hơn.

Thứ hai, đã đến lúc chúng ta nên lập phố đèn đỏ. Nó văn minh ở chỗ chúng ta công khai. Cái gì công khai, đưa ra ánh sáng rồi thì những việc lén lút, những việc không hay đều sẽ dần dần bị loại bỏ và chúng ta mới quản lý được.

Cảm ơn ông đã có những chia sẻ thẳng thắn với báo VietNamNet!

Mọi ý kiến xin gửi về email: [email protected].

Thực hiện: Phạm Huyền- Hạnh Thúy

Video: Huy Phúc, Bạt Tuấn

email: [email protected]

Thêm nhiều á hậu dính vào đường dây bán dâm 25.000 USD

Thêm nhiều á hậu dính vào đường dây bán dâm 25.000 USD

Công an TP.HCM vừa triệu tập một số á hậu và truy thêm nhiều chân dài nổi tiếng khác trong làng giải trí, liên quan đến đường dây mại dâm 25.000 USD.

Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn

Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn

Sau hơn 1 năm theo dõi, Cảnh sát Hình Sự Công an TP.HCM đã xác lập chuyên án và triệt phá đường dây mua bán dâm quy mô lớn.

Á hậu, hoa khôi bán dâm, phi vụ ngàn đô cay đắng

Á hậu, hoa khôi bán dâm, phi vụ ngàn đô cay đắng

Nhiều đường dây bán dâm ngàn đô liên quan đến các chân dài á hậu, hoa khôi, người mẫu bị phanh phui thời gian qua.

Những tiết lộ khó tin về đường dây á hậu, diễn viên bán dâm

Những tiết lộ khó tin về đường dây á hậu, diễn viên bán dâm

Trinh sát hé lộ những tình tiết bất ngờ trong đường dây á hậu, diễn viên... bán dâm 25.000 USD vừa bị triệt phá.

Hình ảnh lấy lời khai của á hậu, diễn viên kiêm MC bán dâm

Hình ảnh lấy lời khai của á hậu, diễn viên kiêm MC bán dâm

Hình ảnh lấy lời khai của tú ông và các 'chân dài' bán dâm tại cơ quan Công an TP.HCM