GS NGUYỄN MINH THUYẾT NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông trò chuyện với Góc nhìn thẳng về các vấn đề nóng liên quan SGK thời gian qua.
Trước đó, GS Hồ Ngọc Đại, tác giả của chương trình Giáo dục công nghệ và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng đã lần lượt có các buổi nói chuyện trực tuyến về với chương trình Góc nhìn thẳng.
Những ý kiến chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết sẽ góp phần đưa tới bạn đọc một cái nhìn đa chiều, toàn diện về các chương trình giáo dục phổ thông nói chung và các vấn đề biên soạn sách giáo khoa hiện nay.
Mọi câu hỏi tới khách mời xin được gửi tới email: [email protected]
Theo dõi tại các video:
Phần I:
Phần II:
Tại buổi trực tuyến sáng qua, 13/9, TS Phạm Tất Thắng cho rằng: Tư tưởng giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là đúng đắn. Và trên thực tế, việc có tới 40 địa phương đang áp dụng chương trình công nghệ giáo dục đã cho thấy một minh chứng về chất lượng cao ở bộ sách và chương trình này.
Đặc biệt, TS Thắng cũng cho rằng, nếu duy trì một bộ sách giáo khoa và triển khai đồng loạt tất cả các thành phố, tỉnh, thành hiện nay sẽ tạo ra cách dạy dập khuôn, không phát huy năng lực cá nhân.
Tuy nhiên thời gian tới, để thẩm định sách giáo khoa, nâng cao chất lượng dạy và học thì Hội đồng thẩm định quốc gia cần có tham khảo, khảo sát ý kiến của phụ huynh, học sinh, giáo viên... là những người đã sử dụng sách.
Trước nữa, GS Hồ Ngọc Đại đã bày tỏ nhiều tâm tư thẳng thắn về nền giáo dục hiện nay tại chương trình Góc nhìn thẳng. GS Đại đề nghị cần có một cuộc khảo sát diện rộng để có sự "chấm điểm" công bằng, khách quan về các bộ sách giáo khoa.
Ông nhấn mạnh về tư tưởng, triết lý cốt lõi của ông về một nền giáo dục hiện đại, lấy học sinh làm trọng tâm, đề cao và khuyến khích sáng tạo cá nhân. "Nền giáo dục của tôi là để mỗi học sinh phải trở thành chính nó", ông nói.
VietNamNet
Duy trì một bộ sách giáo khoa là tư duy bao cấp nặng nề
Luật cho phép nhiều bộ SGK nhưng cách thức tổ chức trong thực tế lại chỉ có một bộ được dùng phổ biến đồng loạt. Đó là tư duy bao cấp nặng nề.
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi không dám nhận Ngô Bảo Châu là học trò của mình
Chia sẻ với VietNamNet về chương trình Công nghệ giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, “Ngô Bảo Châu là niềm vui của tôi, nhưng tôi không bao giờ dám nhận Ngô Bảo Châu là học trò của mình”.