- Trước pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng. Những cơ quan... nếu có công trình vi phạm lấn chiếm vỉa hè thì cũng phải tìm chỗ di dời dần là vừa, TS Khuất Việt Hùng và TS Đặng Hoàng Giang cùng bàn luận tại Góc nhìn thẳng.

Xem đầy đủ chương trình bàn tròn tại đây:

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Đó là một trong những khuyến nghị được TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia chia sẻ tại Bàn tròn "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột" vừa diễn ra và phát trực tiếp sáng qua, 23/3 tại Vietnamnet.

Với TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES), quá trình xử lý việc lấn chiếm vỉa hè cần phải làm thật kín kẽ, tránh hết sức những trường hợp nhầm lẫn như đã xảy ra. Và cuộc ra quân dọn dẹp vỉa hè này nên được bắt đầu trước tiên từ những cơ quan Nhà nước, cửa hàng lớn...

 Chuyên mục Góc nhìn thẳng mời bạn đọc xem phần lược trích 1:

Play

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi có một băn khoăn là tại sao trong bối cảnh hiện nay khi mà các cơ quan chức năng chỉ đơn thuần làm theo quy định của pháp luật nhưng đã tạo ra một cảm xúc rất là khác lạ trong dân chúng như vậy!

Câu chuyện dẹp vỉa hè thực tế cũng đang gây ra tranh cãi, khi có rất nhiều người dân rất ủng hộ liệu pháp được cho là gây sốc của lực lượng chức năng và quản lý, điển hình như là câu chuyện của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM).

Tuy nhiên, cũng có những người dân lại lăn tăn về cách thức dẹp vỉa hè hiện nay, có cảm xúc thương cảm với những người dân bị xử lý vi phạm và họ cho rằng nên lựa chọn một hình thức khác nhẹ nhàng hơn.

Vậy quan điểm của các ông về cách thức hiện nay, trong việc dẹp vỉa hè là như thế nào?

TS Đặng Hoàng Giang: Cái tôi quan tâm nhiều hơn là họ (cơ quan quản lý, lực lượng chức năng- PV) làm như thế có đúng ở đây không!

{keywords}
TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ quan điểm về dẹp vỉa hè (ảnh: Lê Anh Dũng)

Tôi nghĩ câu chuyện này khá phức tạp. Tôi hi vọng chính quyền Tp HCM và Thành phố Hà Nội khi di dời các công trình, tài sản của người dân lấn chiếm vỉa hè như thế thì tuân thủ đúng pháp luật.

Tôi ví dụ, có thể xem người dân trình được giấy tờ gì cho công trình được cho là vi phạm, cho người dân một thời hạn nhất định, nếu thời hạn đó qua rồi mà họ không trình được giấy tờ đầy đủ thì tiến hành tháo dỡ.

Trong những trường hợp giấy tờ không rõ ràng thì chúng ta phải kiên nhẫn hơn, phải đi theo đúng trình tự pháp luật. Tôi nghĩ, có thể là đưa tòa án chẳng hạn.

Vừa rồi chúng ta thấy có xảy ra một số trường hợp như bốt gác kho tiền của ngân hàng đã được di dời, sau lại được để lại hoặc có trường hợp, sau khi phá bậc tam cấp của nhà dân đi, họ lại trình giấy tờ, thấy đúng nên lực lượng chức năng phải dừng lại.

Tôi nghĩ nên tránh hết sức những việc như vậy!

Tôi cho rằng, tốt nhất là nên kín kẽ, nên đúng pháp luật thay vì là chứng tỏ là người hùng hoặc là do mình quá sốt ruột, quá nhiệt tình mà lại làm sai quy định của pháp luật! Điều đó không đúng với hình ảnh một chính quyền và ngườ dân cũng sẽ phản ứng, không phục.

Ngoài ra, tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải chi tiết hơn về việc ai là người chiếm vỉa hè và chúng ta nên cư xử như thế nào với họ.

Tôi có cảm giác và lo ngại rằng là những người yếu nhất, những người ở dưới cùng trong bậc thang quyền lực trong xã hội có thể bị gạt ra đầu tiên bởi vì không có ai bảo vệ họ cả. Họ thân cô thế cô, rất dễ gạt họ đi.

Dọc đường Bà Triệu (Hà Nội) khi mà tôi đến đây, rất nhiều cơ quan nhà nước có ôtô đỗ kín cả hết vỉa hè. Rất nhiều cơ quan nhà nước có bậc tam cấp rất dài, rất rộng, chiếm hết vỉa hè. Vì sao chúng ta không xử lý được?

Rất nhiều cửa hàng, quán ăn họ có diện tích bên trong nhưng họ bày thêm cả bàn ghế ở bên ngoài hoặc là cả những ô kính, tủ kính hàng hóa bên ngoài chiếm hết cả vỉa hè.

Chúng ta có thể xử lý được những trường hợp như vậy!

Tôi nghĩ, chúng ta nên bắt đầu ở những cơ quan nhà nước, hoặc những cửa hàng lớn, những ngân hàng, những người mà quyền lực của họ lớn, họ giàu có và không bị ảnh hưởng đến vấn đề mưu sinh ở câu chuyện dẹp vỉa hè. Chúng ta cần xử lý họ trước. Một, hai ô tô đỗ ở đấy, chúng ta giải quyết được thì có thể có rất nhiều không gian cho những người đi bộ khác.

Những người bán rong, bán lẻ như chị bán bánh giò, chả..., cuộc sống của họ cũng chính là ở đó, họ mưu sinh ở đấy. Chúng ta không nói là họ được quyền dùng tất cả vỉa hè hoặc muốn bán ở đâu cũng được nhưng chúng ta cần lưu ý đến sự mưu sinh của họ trước, chứ không nên dùng bàn tay sắt để gạt họ đi. Vì họ rất dễ gạt.

Trong khi cơ quan nhà nước lại đỗ 10 cái ô tô trên vỉa hè thì chúng ta lại rất vất vả để xử lý các trường hợp đó.

Tôi nghĩ chúng ta nên ý thức được về sự tương quan quyền lực như thế khi dẹp vỉa hè.

Nhà báo Phạm Huyền: Về vấn đề này, xin TS Khuất Việt Hùng chia sẻ?

{keywords}
TS Khuất Việt Hùng chia sẻ ý kiến về câu chuyện dẹp vỉa hè (ảnh: Lê Anh Dũng)


TS Khuất Việt Hùng: Tôi nghĩ, anh Giang nói một lô-gic rất hợp lý, giống cách ở Tp HCM. Anh Hải (ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM) làm trước với ngân hàng, làm trước với ô tô biển xanh. Tuần đầu tiên chúng ta thấy như vậy, rõ ràng điều đó đã được nhìn nhận rất là tốt.

Tôi cho rằng, lô-gic ấy rất là đúng và quan điểm ở trong chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như chính quyền các thành phố đều nhấn mạnh rất rõ, dẹp vỉa hè, đối tượng là ai, đối tượng nào là cần phải làm trước, ưu tiên.

Trong các chỉ đạo, tôi thấy cũng xác định rõ rằng, không nhất thiết chúng ta dành 100% phần vỉa hè để đi bộ. Chúng ta tổ chức lại vỉa hè, có vỉa hè đủ rộng thì có phần có thể bố trí đỗ xe.

Ngay trước cổng Uỷ ban An toàn quốc gia, vỉa hè có một phần vạch trắng riêng để cho để xe máy cho tất cả các cơ quan xung quanh đỗ là hợp lý. Nhưng trước cổng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho đỗ xe, tôi cho là hơi lộn xộn.

Tất nhiên, chúng ta phải xác định trong quá trình thực thi pháp luật, sẽ có những vấn đề mà bản thân lực lượng thực thi pháp luật cũng có những hành vi gây tranh cãi. Thậm chí, có vi phạm. Chúng ta phải xác định như thế, khi đấy chúng ta cũng không nên nói rằng là như thế là đúng.

Theo tôi, cái gì sai thì nói sai. Rõ ràng trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một xã hội pháp quyền, người dân nếu thấy bản thân mình đúng, kể cả người dân hiểu rằng tôi đúng như có khi họ lại hiểu sai thì vẫn nên có khiếu kiện một cách văn minh. Có thể đưa ra toà án tất cả các vấn đề này.

Tôi cho rằng, Nhà nước cứ tiến hành, lực lượng thực thi công vụ hãy tiến hành và những vi phạm đó, nếu cần thiết, chúng ta có thể giải quyết ở tòa án theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan thực thi pháp luật, họ theo pháp luật, họ được bảo vệ của pháp luật nhưng cũng chịu sự trừng trị của pháp luật nếu như vi phạm. Ngược lại, người dân thực thi pháp luật, người dân được pháp luật bảo vệ nhưng cũng có những người dân bị xử lý và thậm chí bị trừng trị.

Sau khi Hà Nội ra quân 4 ngày, trực tiếp tôi chạy bộ vỉa hè, chạy trên vỉa hè chứ tôi không chạy dưới lòng đường, chỗ nào buộc phải xuống lòng đường tôi sẽ chạy dưới lòng đường.

Tôi tránh trụ điện, tránh bốt, tránh những xe máy để làm sao tôi có thể chạy được. Tôi đã chạy trên những tuyến phố được xem như khó khăn nhất như tuyến phố Đội Cấn rồi Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn lên Tôn Đức Thắng (Hà Nội). Tôi gặp gỡ những người dân, kể cả những người chủ cửa hàng, họ đang phá dở, tôi thấy họ làm mà không có lực lượng chức năng nào ở đấy. Họ chỉ muốn sao cho Nhà nước xử lý thật công bằng.

Trước pháp luật thì tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng, ai cũng phải tuân thủ thôi. Rõ ràng sẽ có những cơ quan bây giờ cũng phải nghĩ là công trình của mình ở đấy (vi phạm lấn chiếm vỉa hè - PV) cũng phải chuẩn bị tìm chỗ di dời dần là vừa. Phải nói thật là như thế.


Bàn tròn trực tuyến: "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột" đã phát trực tiếp sáng ngày 23/3 tại VietNamNet có sự tham gia của 2 khách mời:
- TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
- TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển.

(Xem tiếp lược trích phần 2 ngày 25/3/2017:

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Hoàng, Xuân Quý, Bạt Tuấn, Đức Yên, Huy Phúc, Thúy Hồng, Duy Tiến, Hoàng Long

ảnh: Lê Anh Dũng

email:[email protected]

Tin cùng chuyên mục:

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Bàn tròn "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?" đang phát trực tiếp cùng với TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia và TS Đặng Hoàng Giang, PGĐ Trung tâm CECODES, diễn ra từ 9h30 hôm nay, ngày 23/3.

Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp VN

Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp VN

Mở rộng hạn điền cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua rào cản trong tư duy để thực hiện cuộc cách mạng mới cho nông nghiệp Việt Nam? Hãy cùng tham gia bàn tròn về vấn đề này.

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm, các vị khách bình luận tiếp chủ đề "quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" tại Góc nhìn thẳng và đề nghị, cần tôn vinh những công chức, quan chức liêm chính.

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.