- Tiết kiệm chi phí, giảm áp lực thi cử, gánh nặng quá tải và giúp cha mẹ khám phá khả năng thực sự của con là những lợi ích mà hình thức học tại gia (homeschooling) mang lại. Ở các nước phát triển, homeschooling rất phổ biến nhưng lại khá mới mẻ và xa lạ tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Gia đình là trường học
Homeschooling là xu hướng giáo dục hấp dẫn tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Đầu năm 2012, báo chí Ausia cho biết, thay vì đến trường, hơn 50.000 trẻ em nước này đã tự học ở nhà với sự quản lý của cha mẹ. Đa phần phụ huynh tại các nền giáo dục “khó tính” nhất như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, đều áp dụng hình thức dạy con tại nhà theo giáo án soạn sẵn, cho trẻ thi qua internet (thi online) để lấy bằng chứng nhận.
Nhiều học sinh bị cuốn hút khi tiếp cận với phương pháp này vì các em không phải đau đầu với những tiết học gò bó, mệt mỏi mà được lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi tư duy, có thể học lúc bé cảm thấy thoải mái, hứng thú nhất.
Ở Việt Nam, một số ít gia đình trẻ hiện đại, từng sống và học tập ở nước ngoài hoặc đã được học theo hình thức homeschooling mới chọn cách dạy con tại nhà.
Chị Khánh Huyền ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tôi có người nhà bên Mỹ, từng áp dụng homeschooling, tôi cũng biết đến mô hình giáo dục này từ rất lâu rồi nên sẵn sàng cho con học tại gia thay vì ngày nào cũng phải khoác cặp nặng trịch đến trường rồi lại uể oải về nhà, tối đến lại “đánh vật” với các loại bài tập”.
Theo chị Huyền, với hình thức "học tại gia", con chị có thể tham gia các lớp kỹ năng mềm, học thêm năng khiếu vào buổi sáng mà không bị căng thẳng với lịch học dày đặc.
Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh như lamchalamme, webtretho... rất nhiều phụ huynh quan tâm tới hình thức giáo dục “mới lạ” này.
Phụ huynh có nickname Nature Kids chia sẻ: “Nhà mình tập hợp một nhóm các cháu, thuê một giáo viên về hướng dẫn học. Các con tự học và thầy chỉ tổ chức bài giảng, giải đáp thắc mắc và tổ chức bài kiểm tra hết môn, sau đó thông báo lại cho trường phía Mỹ để họ chấm điểm và cấp chứng nhận hết môn cho từng môn học của con”.
“Tôi vừa quyết định cho con học homeshooling. Sau vài ngày theo học, con hứng thú với học tập hơn hẳn, thậm chí còn giục bố đi học. Điều này không có khi con tôi học ở trường. Ngoài giờ học, con có thể chơi thoải mái với các bạn cùng xóm” – Một phụ huynh bày tỏ trên webtretho.
Vì sao mẹ Việt “ngại” dạy con tại nhà?
Bên cạnh những phản hồi tích cực về phương pháp dạy trẻ tại gia, nhiều người lo ngại homeschooling không mang lại hiệu quả khi áp dụng với nền giáo dục Việt Nam.
Các phụ huynh cho rằng việc học ở nhà trẻ sẽ hạn chế thích nghi với xã hội. Các em không được va chạm, giao lưu với bạn bè, thiếu tính cộng đồng, tinh thần tập thể. Thêm vào đó, môi trường học tập của trẻ cần có sự cạnh tranh, tới trường trẻ mới thấy rõ được vị trí của mình để phấn đấu, nỗ lực.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở Việt Nam đa phần học tập, sinh hoạt dưới sự quản lý, sắp xếp của cha mẹ nên trẻ ít tự lập hoặc tự lập muộn hơn các bé ở những nước phát triển. Giáo dục ở nước ta từ xưa tới nay giáo viên là người hướng dẫn, đôn đốc việc học tập của học sinh. Việc tự giác học ở nhà là do ý thức của trẻ hoặc do cách quản lý của phụ huynh.
Còn hình thức homeschooling lại đòi hỏi tính kỷ luật, tự giác cao của trẻ và người dạy (cha mẹ hoặc gia sư) phải là người có nhiều thời gian cũng như kỹ năng cơ bản về giáo dục để dạy đúng như giáo trình đã được biên soạn ở nước ngoài.
Bởi vậy, hầu hết phụ huynh cho rằng áp dụng hình thức homeschooling ở Việt Nam nghĩa là cả cha mẹ và trẻ đều phải chấp nhận mạo hiểm: “Trẻ sẽ không được tham gia bất cứ một kỳ thi vượt cấp hay thi vào các trường chuyên nghiệp sau này. Việc xin việc cũng sẽ là một thử thách lớn khi mà hầu hết các công ty nhà nước, các công ty tư nhân ở Việt Nam chỉ công nhận chứng chỉ đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo” – Chị Thanh Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) phân tích.
Theo một số phụ huynh khác, homeschooling chỉ phù hợp với những trẻ tự kỷ hoặc chậm phát triển, còn với những đứa trẻ bình thường cần để chúng tới trường vì ở nước ta, homeschooling chưa được công nhận:
“Với các em chậm phát triển, trẻ tự kỷ thì hình thức dạy ở nhà là tốt nhất. Tuy nhiên, việc cha mẹ soạn giáo án cần phải có sự trao đổi và hướng dẫn bởi chuyên viên tâm lý cho phù hợp với độ tuổi, tâm lý. Chế độ giáo dục ở Mỹ và giáo dục ở Việt Nam hoàn toàn khác nhau từ mục đích cho đến cách thực hiện, với trẻ bình thường nên để trẻ đến trường vì ở nước ta chuyện cha mẹ tự dạy con chưa được công nhận, không được đi thi thì lấy cái tiêu chuẩn gì để đánh giá?” – anh Lê Khanh bày tỏ trên diễn đàn lamchalamme.
Với suy nghĩ cho trẻ tới trường cũng là cách để trẻ tự mình tìm hiểu, quan sát những thứ xung quanh, tiếp xúc với bạn bè và trải nghiệm cuộc sống thay vì chỉ đơn độc học và làm theo giáo án soạn sẵn nên nhiều cha mẹ Việt “ngại” dạy con tại nhà.
VietNamNet mong nhận được các chia sẻ của bạn đọc về chủ đề "học tại gia" ở Việt Nam. Ý kiến, bài viết xin gửi theo địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn các bạn
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Không cho trẻ đến trường là cách dạy tiêu cực?
Trò chuyện với cậu bé 9 tuổi không đến trường
Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường
Trò chuyện với cậu bé 9 tuổi không đến trường
Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường
Homeschooling giúp cha mẹ khám phá được khả năng tiềm ẩn của con. |
Gia đình là trường học
Nhiều học sinh bị cuốn hút khi tiếp cận với phương pháp này vì các em không phải đau đầu với những tiết học gò bó, mệt mỏi mà được lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi tư duy, có thể học lúc bé cảm thấy thoải mái, hứng thú nhất.
Ở Việt Nam, một số ít gia đình trẻ hiện đại, từng sống và học tập ở nước ngoài hoặc đã được học theo hình thức homeschooling mới chọn cách dạy con tại nhà.
Chị Khánh Huyền ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tôi có người nhà bên Mỹ, từng áp dụng homeschooling, tôi cũng biết đến mô hình giáo dục này từ rất lâu rồi nên sẵn sàng cho con học tại gia thay vì ngày nào cũng phải khoác cặp nặng trịch đến trường rồi lại uể oải về nhà, tối đến lại “đánh vật” với các loại bài tập”.
Theo chị Huyền, với hình thức "học tại gia", con chị có thể tham gia các lớp kỹ năng mềm, học thêm năng khiếu vào buổi sáng mà không bị căng thẳng với lịch học dày đặc.
Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh như lamchalamme, webtretho... rất nhiều phụ huynh quan tâm tới hình thức giáo dục “mới lạ” này.
Phụ huynh có nickname Nature Kids chia sẻ: “Nhà mình tập hợp một nhóm các cháu, thuê một giáo viên về hướng dẫn học. Các con tự học và thầy chỉ tổ chức bài giảng, giải đáp thắc mắc và tổ chức bài kiểm tra hết môn, sau đó thông báo lại cho trường phía Mỹ để họ chấm điểm và cấp chứng nhận hết môn cho từng môn học của con”.
“Tôi vừa quyết định cho con học homeshooling. Sau vài ngày theo học, con hứng thú với học tập hơn hẳn, thậm chí còn giục bố đi học. Điều này không có khi con tôi học ở trường. Ngoài giờ học, con có thể chơi thoải mái với các bạn cùng xóm” – Một phụ huynh bày tỏ trên webtretho.
Vì sao mẹ Việt “ngại” dạy con tại nhà?
Bên cạnh những phản hồi tích cực về phương pháp dạy trẻ tại gia, nhiều người lo ngại homeschooling không mang lại hiệu quả khi áp dụng với nền giáo dục Việt Nam.
Các phụ huynh cho rằng việc học ở nhà trẻ sẽ hạn chế thích nghi với xã hội. Các em không được va chạm, giao lưu với bạn bè, thiếu tính cộng đồng, tinh thần tập thể. Thêm vào đó, môi trường học tập của trẻ cần có sự cạnh tranh, tới trường trẻ mới thấy rõ được vị trí của mình để phấn đấu, nỗ lực.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở Việt Nam đa phần học tập, sinh hoạt dưới sự quản lý, sắp xếp của cha mẹ nên trẻ ít tự lập hoặc tự lập muộn hơn các bé ở những nước phát triển. Giáo dục ở nước ta từ xưa tới nay giáo viên là người hướng dẫn, đôn đốc việc học tập của học sinh. Việc tự giác học ở nhà là do ý thức của trẻ hoặc do cách quản lý của phụ huynh.
Homeschooling giúp cha mẹ khám phá khả năng tiềm ẩn của con. |
Bởi vậy, hầu hết phụ huynh cho rằng áp dụng hình thức homeschooling ở Việt Nam nghĩa là cả cha mẹ và trẻ đều phải chấp nhận mạo hiểm: “Trẻ sẽ không được tham gia bất cứ một kỳ thi vượt cấp hay thi vào các trường chuyên nghiệp sau này. Việc xin việc cũng sẽ là một thử thách lớn khi mà hầu hết các công ty nhà nước, các công ty tư nhân ở Việt Nam chỉ công nhận chứng chỉ đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo” – Chị Thanh Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) phân tích.
Theo một số phụ huynh khác, homeschooling chỉ phù hợp với những trẻ tự kỷ hoặc chậm phát triển, còn với những đứa trẻ bình thường cần để chúng tới trường vì ở nước ta, homeschooling chưa được công nhận:
“Với các em chậm phát triển, trẻ tự kỷ thì hình thức dạy ở nhà là tốt nhất. Tuy nhiên, việc cha mẹ soạn giáo án cần phải có sự trao đổi và hướng dẫn bởi chuyên viên tâm lý cho phù hợp với độ tuổi, tâm lý. Chế độ giáo dục ở Mỹ và giáo dục ở Việt Nam hoàn toàn khác nhau từ mục đích cho đến cách thực hiện, với trẻ bình thường nên để trẻ đến trường vì ở nước ta chuyện cha mẹ tự dạy con chưa được công nhận, không được đi thi thì lấy cái tiêu chuẩn gì để đánh giá?” – anh Lê Khanh bày tỏ trên diễn đàn lamchalamme.
Với suy nghĩ cho trẻ tới trường cũng là cách để trẻ tự mình tìm hiểu, quan sát những thứ xung quanh, tiếp xúc với bạn bè và trải nghiệm cuộc sống thay vì chỉ đơn độc học và làm theo giáo án soạn sẵn nên nhiều cha mẹ Việt “ngại” dạy con tại nhà.
Một trong những minh chứng về hiệu quả
của hình thức học tại gia chính là cha đẻ của hơn 1.000 phát minh – nhà
bác học Thomas Edison, cả cuộc đời ông chỉ đến trường vẻn vẹn 3 tháng
vì cô giáo cho ông là học sinh “chậm phát triển”, mẹ của ông đã dạy ông
tại nhà cho đến khi trưởng thành. |
- Thu Thảo
VietNamNet mong nhận được các chia sẻ của bạn đọc về chủ đề "học tại gia" ở Việt Nam. Ý kiến, bài viết xin gửi theo địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn các bạn