Cụ thể, với môn Toán, tỷ lệ bài thi có điểm từ 8 trở lên năm nay là 25,87%, năm ngoái là 29,7%, năm 2019 là 9,2% và 2018 chỉ có 1,2%.
Số điểm trung bình của thí sinh cũng tăng dần theo từng năm, từ 4,86 điểm vào năm 2018 lên 6,61 điểm vào năm 2021.
Ở môn Lý, tỷ lệ bài thi có điểm từ 8 trở lên năm nay là 18,3%, năm ngoái là 23,95%, năm 2019 là 6% và năm 2018 chỉ có 2,7%.
Số điểm trung bình thí sinh đạt được ở môn này cũng tăng từ 4,97 điểm (năm 2018) lên 6,56 điểm (năm 2021).
Trong khi đó, tỷ lệ bài thi đạt điểm giỏi môn Hóa tăng nhẹ. Cụ thể, tỷ lệ bài thi từ điểm 8 trở lên chiếm 24,9% tổng số bài thi, trong khi tỷ lệ này năm 2020 là 27,4%, năm 2019 là 3,9% và năm 2018 là 2,6%.
Số điểm trung bình thí sinh đạt được ở môn Hóa vào năm 2021 cũng tương tự như năm ngoái.
Việc điểm các môn Toán, Lý, Hóa không có nhiều biến động so với năm 2019 cũng khiến cho điểm chuẩn của những tổ hợp có xét 2 môn Toán, Lý hoặc Toán, Hóa năm nay đều không tăng mạnh.
Tiếng Anh là môn gây nhiều bất ngờ nhất trong năm nay khi số lượng điểm giỏi tăng đột biến. Tỷ lệ điểm 8 trở lên chiếm 22,4% tổng số bài thi, trong khi tỷ lệ này vào năm 2020 là 6,4%, năm 2019 là 5,96% và năm 2018 là 2,7%.
Ngoài ra, số lượng điểm 10 môn tiếng Anh năm nay cũng tăng gấp hơn 20 lần năm ngoái.
Sau 4 năm, đây cũng là năm đầu tiên điểm trung bình môn Tiếng Anh của cả nước đạt trên 5 điểm, tăng 1,26 điểm so với năm ngoái.
Điểm môn Tiếng Anh tăng đáng kể khiến điểm chuẩn vào các ngành xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Anh năm nay đều tăng so với năm trước. Cá biệt có một số trường điểm chuẩn tăng rất mạnh; nhiều ngành có điểm chuẩn tăng đến hơn 10 điểm so với năm trước.
Với môn Ngữ văn, tỷ lệ bài thi từ điểm 7 trở lên cũng rất cao, chiếm 41,7% tổng số bài thi, tỷ lệ này năm 2020 cũng là 46%, trong khi năm 2019 là 14,4% và năm 2018 là 17,4%. Mức điểm trung bình của môn này cũng không có nhiều biến động.
Ở môn Địa lý, tỷ lệ bài thi có điểm từ 8 trở lên năm nay là 22%, trong khi năm ngoái là 16,5%, năm 2019 là 5,55% và 2018 chỉ có 3,16%.
Địa lý cũng là một trong 3 môn có điểm trung bình tăng so với năm ngoái, bên cạnh Tiếng Anh và Giáo dục công dân.
Đặc biệt, môn Giáo dục công dân luôn có điểm trung bình ở mức cao, dao động từ 7,1 - 8,3 điểm. Năm 2021 số điểm giỏi từ 8 trở lên ở môn này là 71,5%, năm 2020 là 66,2% và năm 2019 là 38,4% và 2018 là 29,2 %.
Giáo dục công dân cũng là môn có số điểm 10 cao nhất trong các môn thi (gần 20.000 điểm 10) và cao hơn 4,5 lần so với năm trước.
Do đó, những tổ hợp có môn Ngữ văn, Địa lý và GDCD điểm cũng đều tăng rất cao.
Cũng theo thống kê, so với năm 2020, số thí sinh đạt điểm thi từ 24 điểm trở lên ở nhiều tổ hợp tăng mạnh như: khối D01 tăng khoảng 74.000 thí sinh; A01 tăng khoảng 42.000; C01 tăng khoảng 11.300. Trong khi đó, khối A00 giảm 8.700 thí sinh, B00 giảm khoảng 900 thí sinh.
Thúy Nga - Ngọc Linh
(Bài viết sử dụng số liệu thống kê từ GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội)
GS Nguyễn Đình Đức: 'Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ'
Thống kê tỷ lệ điểm giỏi (8-10 điểm) ở các môn, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ. Nếu không tỉnh táo, 30 điểm vẫn trượt đại học là điều giải thích được”.
Bộ Giáo dục lên tiếng về điểm chuẩn đại học tăng đột biến
Điểm chuẩn của nhiều trường đại học năm nay tăng kỷ lục khiến thí sinh “khóc ròng”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng điểm chuẩn ở một số nhóm ngành.
'Lạm phát' điểm chuẩn đại học: Nhiều bất cập từ xét điểm thi tốt nghiệp
Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của các trường đại học trong năm nay, nhiều thí sinh đành phải ngậm ngùi tiếc nuối vì không thể đỗ vào ngành học mình yêu thích, dù mức điểm đạt được cao hơn nhiều so với điểm chuẩn của năm ngoái.