Theo đó, đối tượng tuyển sinh gồm: Học sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả kỳ thi THPT năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho từng tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển do trường quy định;

Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level) đáp ứng quy định của ĐHQGHN (kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên);

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Hoa Kỳ) đáp ứng quy định của ĐHQGHN (kết quả kỳ thi SAT đạt 1100/1600 hoặc 1450/2400 điểm trở lên);

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương đáp ứng quy định của ĐHQGHN;

Học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và các trường THPT chuyên được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn phân bổ chỉ tiêu xét tuyển thẳng;

Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, của ĐHQGHN đáp ứng quy định của Trường ĐHKHXH&NV (học sinh giỏi quốc gia, học sinh đạt giải cuộc thi KH-KT quốc gia, học sinh khuyết tật đặc biệt nặng...).

Phương thức tuyển sinh

Với đối tượng xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020, xét tuyển theo tổ hợp các môn/bài thi đã công bố của trường. Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển.

Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Điểm xét tuyển của từng tổ hợp xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Lưu ý, thí sinh xét tuyển theo kết quả thi THPT đăng ký nguyện vọng xét tuyển cùng với đăng ký dự thi THPT tại địa phương (tại trường THPT đang học với học sinh tốt nghiệp năm 2020, tại các địa điểm thu hồ sơ thí sinh tự do với học sinh đã tốt nghiệp trước năm 2020), không phải nộp hồ sơ đăng ký về nhà trường.

Với các đối tượng tuyển sinh khác: Trường sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi chính thức công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 (dự kiến ngày 15/5/2020).

{keywords}
 

 

{keywords}
 
{keywords}
 

Về đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép), sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy của trường có cơ hội học thêm một ngành thứ hai là một trong các ngành sau:

+ Ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lí, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị văn phòng, ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học của Trường ĐHKHXH&NV.

+ Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ.

+ Ngành Luật học của Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy.

Dự kiến học phí năm học 2020–2021 với các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn) là 980.000đ/tháng (9.800.000đ/năm), tương đương 270.000đ/tín chỉ.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn là 1.170.000đ/tháng (11.700.000đ/năm), tương đương 270.000đ/tín chỉ.

Các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) là 3.500.000đ/tháng (35.000.000đ/năm).

Thanh Hùng

Tuyển sinh đại học sẽ kéo dài đến tháng 2/2021

Tuyển sinh đại học sẽ kéo dài đến tháng 2/2021

 - Đây là thông tin được bà Nguyễn Thu Thủy - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT công bố tại hội nghị trực tuyến về Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sáng nay.