Theo kinh nghiệm dạy học và đặc biệt là việc ôn thi cho các học sinh lớp 9 năm 2019 (Hà Nội cũng tổ chức thi môn Lịch sử) cùng việc tham khảo đề thi môn Lịch sử năm đó mà Sở GD-ĐT Hà Nội xây dựng, thầy Hà Minh Thắng - giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) rút ra một số lưu ý cho thí sinh dự thi vào lớp 10 năm nay.
Trước tiên, theo thầy Thắng, học sinh phải học thật chắc các kiến thức cơ bản, tập trung học sát các nội dung trong sách giáo khoa. Việc này thông qua đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa để nắm được kiến thức chính.
Lưu ý không cần ôn tập quá nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao bởi nội dung đề thi cũng không đòi hỏi kiến thức quá cao siêu, mà hầu hết là những kiến thức cơ bản, trong sách giáo khoa.
“Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh thường dễ bị loạn kiến thức khi ôn theo quá nhiều tài liệu. Do đó, nếu dùng thêm, chỉ nên chọn một số sách tham khảo mà mình cảm thấy phù hợp và chỉ tối đa 2 sách tham khảo. Tuy nhiên, việc ôn tập trong sách giáo khoa vẫn là cơ bản, cốt yếu”, thầy Thắng chia sẻ.
Thầy Thắng cho hay, khi học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là đã có thể đạt được mức điểm số từ 8-9 điểm.
“Muốn đạt được điểm số tuyệt đối thì đòi hỏi hơn ở thí sinh sự tư duy, tuy nhiên, cũng không cần thiết quá nhiều các kiến thức lan man, nâng cao, mở rộng ở các sách khác”, thầy Thắng nói.
Thầy Hà Minh Thắng, giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình). |
Để việc ôn luyện, học tập hiệu quả, theo thầy Thắng học sinh có thể học theo sơ đồ tư duy. Cụ thể, học sinh sẽ tự thiết kế, ghi lại cách hiểu của mình về các kiến thức bằng các dạng sơ đồ hóa, bảng biểu, lập so sánh,...
“Ví dụ, các em có thể chia các giai đoạn lịch sử ra để so sánh với nhau. Mỗi học sinh có thể tự làm theo cách của mình để làm sao dễ nhớ nhất”.
Học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lịch sử bằng nhiều cách khác nhau như:
- Dùng bút nhớ đánh dấu các ý chính, thời gian, sự kiện...;
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết từng nội dung, từng bài, từng chủ đề;
- Lập bảng niên biểu: sự kiện, thời gian;
- So sánh đối chiếu các sự kiện, sự phát triển của các phong trào;
- Gắn mốc sự kiện, thời gian với một mốc thời gian mà mình quen thuộc để dễ nhớ hơn;
- Sắp xếp thời gian và có kế hoạch ôn tập cụ thể : theo từng ngày, từng tuần với từng bài cụ thể ( ví dụ tuần 1 học bài 1,2, 3..., tuần 2 tiếp tục cứ như thế cho đến hết).
Theo thầy Thắng, học xong chủ đề nào thì luyện tập bằng các câu hỏi, đề ở chủ đề ấy. “Sau khi học xong các chủ đề, nếu không làm luôn các dạng bài tập thì kiến thức sẽ dễ bị quên; ngược lại, sẽ giúp chúng ta dễ nhớ, dễ hiểu hơn”.
Sau khi học trọn vẹn chương trình, xong tất cả các chủ đề mới đi vào luyện các dạng đề tổng hợp để khắc sâu thêm kiến thức.
Các học sinh cũng cần lưu ý, ở những phần kiến thức như lịch sử thế giới hay lịch sử Việt Nam, cần bám sát vào những từ khóa của những phần đó để tập trung ôn luyện.
Luyện các đề theo từng bài, hoặc nhóm các bài theo giai đoạn lịch sử; Nghiêm túc làm các đề kiểm tra, ôn tập của thầy cô, chữa và khắc phục lỗi sai cần thiết...
Thanh Hùng
Thi vào lớp 10: Cách ôn tập và làm bài thi môn Toán đạt điểm cao
Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) lưu ý các thí sinh thi vào lớp 10 năm nay một số nội dung cần ôn tập và cách làm bài thi môn Toán.
Thi vào lớp 10: Cách ôn thi môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút
Cô Phạm Thu Trà, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình) đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp học sinh có phương pháp ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi vào lớp 10.
Thi vào lớp 10: Phương pháp ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả
Kỳ thi vào lớp 10 đang sắp sửa diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước và đây là thời gian mà các sĩ tử cần có chiến thuật ôn luyện hợp lý và hiệu quả để có thể có được kết quả tốt nhất.