Qua 10 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch. Chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động (đặc biệt là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...) được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề.

Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuật hiệu quả, thu nhập cao. Cụ thể toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 73.558 người với kinh phí hỗ trợ là 81.778 triệu đồng. Số lao động có việc làm học nghề phi nông nghiệp sau đào tạo bình quân đạt 75%; lao động học nghề nông nghiệp tiếp tục làm nghề cũ nhưng hiệu quả đã đạt cao hơn so với khi chưa được học nghề.

{keywords}
Phát triển nghề mây tre đan ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Lê Anh Dũng

Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng được củng cố, phát triển. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 4 trường cao đẳng; 5 trường trung cấp và 18 trung tâm (12 trung tâm công lập, 6 trung tâm tư thục). Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các cơ sở ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiệu quả, góp phần tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề.

Chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Thái Bình cũng đã xây dựng được nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở từng địa phương, đem lại việc làm bền vững cho người lao động.

Có thể nói, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thái Bình đã góp phần đem lại năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Kết quả đào tạo nghề hàng năm đều vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề không ngừng tăng qua các năm (bình quân 2,5%/năm). Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu lao động và giảm nghèo.

Hải Nguyên

Nghệ An tuyển sinh đào tạo nghề gần 60.000 lượt người trong 10 tháng năm 2019

Nghệ An tuyển sinh đào tạo nghề gần 60.000 lượt người trong 10 tháng năm 2019

- Trong 10 tháng năm 2019, Nghệ An đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 59. 925 lượt người.