- Là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ông Võ Văn Thưởng rất xúc động khi trở về trường cũ dự lễ khai giảng năm học mới." itemprop="description" />
- Là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ông Võ Văn Thưởng rất xúc động khi trở về trường cũ dự lễ khai giảng năm học mới.
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, dự lễ khai giảng năm học mới Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sáng 9/9.
"Hôm nay tôi về thăm trường cũ, được gặp các thầy cô của mình, cùng các bạn sinh viên trong ngày khai giảng, được tận mắt chứng kiến những thành tựu và sự phát triển của nhà trường, tôi thực sự xúc động" - ông Võ Văn Thưởng nói.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương- cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - bày tỏ, sự dạy dỗ và tình cảm của các thầy cô dành cho ông cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của thời sinh viên, vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức.
"Tôi luôn trân trọng tự hào là sinh viên của trường. Tôi xem đó là hành trang trách nhiệm để không ngừng nỗ lực học tập, công tác, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ mà xã hội phân công". Ông Thưởng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô dành cho ông sự quan tâm, giáo dục trong những năm tháng học tại trường và ngay cả khi ra trường. "Dù đi đâu làm gì tôi cũng luôn ý thức phải không ngừng rèn luyện phấn đấu để xứng đáng với công lao to lớn và tình cảm của thầy cô cũng như niềm tin yêu của anh em bạn bè"- ông nói.
Trở về trường cũ, ông Võ Văn Thưởng đi thăm phòng truyền thống, trò chuyện với cán bộ giảng viên trước khi dự lễ khai giảng năm học mới cùng sinh viên. Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức lễ khai giảng tại cơ sở Thủ Đức. Cơ sở này nằm trong khu đô thị đại học Quốc gia TP.HCM.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nhắc lại truyền thống của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, đây là số ít trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Sài Gòn với bề dày truyền thống hơn 60 năm.
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt lên khó khăn xây dựng, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Bộ máy tổ chức của trường luôn được bổ sung và phát triển. Đội ngũ cán bộ giảng dạy, với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… Trường có cơ cấu ngành đào tạo được xác lập theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực…
Ông Võ Văn Thưởng lưu ý gửi lời chúc mừng giảng viên và sinh viên, đồng thời lưu ý năm học 2019 - 2020 cả nước nỗ lực phấn đấu quyết liệt để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ về giáo dục, đào tạo nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là năm đầu thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục. Vì vậy, ông yêu cầu nhà trường, phải tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 51 của Ban bí thư.
Ông Võ Văn Thưởng yêu cầu nhà trường thực hiện 5 nhiệm vụ: Tiếp tục xây dựng và không ngừng hoàn thiện mô hình của trường theo hướng hiện đại phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế và thực tiễn Việt Nam; Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, chương trình giảng dạy và nghiên cứu; Đối với công tác nghiên cứu, cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và nhiệm vụ lớn lao của nhà trường là một trong hai cái nôi lớn nhất cả nước trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học xã hội - nhân văn; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của Nhà trường; Cần tập trung các giải pháp đồng bộ đề sớm hiện thực mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá của Trường theo hướng: học thuật, dân chủ, sáng tạo và thân thiện.
Cựu sinh viên tặng hoa cho tân sinh viên trong lễ khai giảng.
Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho hay, hiện trường có sinh viên đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo học.
Bà Phương Lan nhắn nhủ với các tân sinh viên năm học mới rằng: Những người nhân văn luôn sáng tạo không ngừng cùng với ý thức cao cả về sự nghiêm túc học thuật, yêu thương và có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng sống có lý tưởng, có hoài bão và trách nhiệm xã hội…
Thực tế cuộc sống đầy sinh động và liên tục biến chuyển này luôn đặt ra cho nền giáo dục đại học những thách thức to lớn nhưng đầy ý nghĩa, đòi hỏi phải tìm ra những phương cách lý giải và thực hiện những giải pháp phát triển. Trong bất cứ xã hội nào, khoa học xã hội và nhân văn là thành tố rất quan trọng bên cạnh lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, công nghệ… Các bạn hãy tự hào rằng mình đang bắt đầu một hành trình khám phá tri thức nhân loại vốn gian nan nhưng đầy vinh quang"- bà Lan nói.
- Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ngẫu hứng làm 4 câu thơ để tặng thầy và trò Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trong lễ khai giảng năm học mới 2019-2020.