- Hội đồng Anh tại Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ GD&ĐT nhằm thúc đẩy giảng dạy doanh nghiệp xã hội và đổi mới xã hội trong các trường đại học tại Việt Nam.
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, ngài Ed Vaizey – Đặc phái viên Thương mại của Thủ tướng Anh, ngài Gareth Ward - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam.
Tại lễ ký kết, ông Ed Vaizey – Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh nhấn mạnh: “Vương quốc Anh là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội. Thông qua Hội đồng Anh tại Việt Nam, tôi tin tưởng rằng, thỏa thuận hợp tác hôm nay sẽ giúp tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hai quốc gia; góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam nói chung và lĩnh vực phát triển doanh nghiệp xã hội nói riêng, hướng tới sự phát triển bền vững của Việt Nam”.
Ông Ed Vaizey cho rằng, trường đại học, nơi cung cấp các nguồn nhân lực đầy tiềm năng sẽ là nơi tốt nhất giúp thực hiện nhiệm vụ này với việc trang bị cho sinh viên kiến thức và hành trang, truyền lửa nhiệt huyết cho việc khởi sự các doanh nghiệp xã hội, một công việc quan trọng để tạo ra lực lượng doanh nhân mới, làm động lực phát triển kinh tế và phục vụ các mục tiêu xã hội, góp phần ổn định và phát huy tài năng trẻ của quốc gia.
Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết, Hội đồng Anh đã tích cực hỗ trợ và phối hợp với các cấp để phổ biến và mang kiến thức về doanh nghiệp xã hội tới gần hơn với người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên các trường đại học.
Gần đây nhất, Hội đồng Anh đã phối hợp với Trường đại học Kinh tế quốc dân triển khai chương trình Thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội, trong đó bao gồm khóa đào tạo giảng viên quốc gia về sáng tạo xã hội, tổ chức cuộc thi Thanh niên vì sáng tạo xã hội.
Theo kỳ vọng, thỏa thuận sẽ thúc đẩy kỹ năng doanh nhân xã hội, đổi mới xã hội và đối thoại trong môi trường đa văn hóa tại 200 trường đại học tại Việt Nam, giúp cho sinh viên có hành trang bước vào tương lai, giúp các em nắm bắt được các cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt khi các em có mong muốn khởi nghiệp.
Thỏa thuận hướng tới một số mục tiêu cụ thể: nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cho ít nhất 30% sinh viên các trường đại học; hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về doanh nhân xã hội, sáng tạo xã hội và lãnh đạo cộng đồng cho 200 giảng viên, giúp họ triển khai thành công các hoạt động lan tỏa tại trường đại học.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT không chủ động được trong việc điều tiết thừa/thiếu giáo viên
Ngành Giáo dục, đặc biệt là phòng GD-ĐT không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND quận, huyện tuyển dụng nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không "2 trong 1"
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, vẫn sẽ duy trì kỳ thi THPT quốc gia nhưng không phục vụ mục đích "2 trong 1".
Bộ Giáo dục yêu cầu hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào SGK
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ký chỉ thị ngày 24/9 yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong các trường.
Bộ Giáo dục: "Tái sử dụng SGK để tránh lãng phí"
Trưa 21/9, Bộ GD-ĐT đã gửi tới các cơ quan báo chí ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ về việc sử dụng sách giáo khoa làm sao để tránh lãng phí.
20 văn bản dưới luật, 2 bộ vẫn "mắc" chuyện thừa thiếu giáo viên
Dù mỗi bên đều có cái lý của mình, nhưng câu chuyện thừa thiếu giáo viên và các hệ luỵ của tuyển dụng, sử dụng giáo viên hợp đồng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.