Bám sát cấu trúc đề thi minh họa

Tại TP.HCM, nhiều thí sinh ra về sau buổi thi Ngữ văn với vẻ mặt tươi tắn.

Chiều 23/6, khi làm thủ tục dự thi tại Trường THPT Nguyễn Hưu Huân TP.HCM, các thí sinh đã dự đoán đề thi sẽ có trích ngữ liệu trong 2 tác phẩm về “sông” gồm Người lái đò trên Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông.

{keywords}
Thí sinh TP.HCM vui vẻ sau giờ thi sáng nay.Ảnh: Tùng Tin

Tại điểm thi Trường THPT Marie Curie, nhiều thí sinh cho biết đề văn khá dễ, đều có trong chương trình dạy học của nhà trường.

Bạn Hồng Anh và Gia Bảo cho biết đề văn đều có trong chương trình học. Cả hai em đều dự đoán được khoảng 7 điểm. 

Em Quốc Trung, cũng học sinh của trường chia sẻ: "Em không ôn nhiều những phần có trong đề thi. Tuy nhiên, ở lớp, các thầy cô đều đã dạy rồi nên em không lo lắng".

Học sinh Băng Trinh, trường THCS Nguyễn Thị Diệu cũng nhận định: "Đề vừa sức với em". 

Thí sinh Kim Duyên, học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Thủ Đức, cho hay trước đó em đã đoán tác phẩm viết về sông Thương (Ai đã đặt tên cho dòng sông) sẽ đưa vào đề thi.”Vì vậy, khi gặp đề thi này em rất phấn chấn”.

Nhận định về đề thi, Duyên cho rằng, các câu hỏi ở mức độ vừa, không quá khó nhưng cũng không quá dễ. Các câu hỏi đều có mức độ như nhau. “Cá nhân em thấy khó nhất chính là câu hỏi về nghị luận xã hội”.

Với thí sinh Nguyễn Minh Châu, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, đề thi khó nhất ở câu hỏi đọc hiểu. Phần làm văn (7 điểm) trong đó câu hỏi về nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về ý chí của con người trong cuộc sống gần gũi với đời sống nhưng bị hạn chế về câu chữ. “Em nghĩ nên giới hạn khoảng trong 500 chữ sẽ dễ diện đạt hơn là 200 chữ”- Châu cho hay. Nhận định về điểm bài thi Ngữ văn, Minh Châu dự đoán khoảng 6 điểm.

{keywords}
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Gò Vấp, TP.HCM (Ảnh: Duy Linh)

Thí sinh Huỳnh Nguyễn Trọng Đạt, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân cũng cho hay tổng thể đề văn không có câu hỏi nào khó. Tuy nhiên, trong số các câu hỏi thì phần nghị luận xã hội là khó nhất (phần làm văn 2 điểm); Câu hỏi về nghị luận văn học, học sinh đã được cảnh báo nên không quá khó khăn. Trọng Đạt tin có thể đạt điểm trung bình dù môn Ngữ văn chỉ thi để xét tốt nghiệp. 

 

Đến từ Quảng Ninh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2018 Nguyễn Hoàng Cường vui vẻ vì làm được bài, dù hơi "khó nhằn". Theo em, câu nghị luận văn học cần có hiểu biết khá sâu, còn câu nghị luận xã hội thì chủ đề dễ đoán nhưng cũng khá gần gũi với đời sống thường ngày.

Rời phòng thi, nhiều thí sinh ở Đà Nẵng “thở phào” nhẹ nhõm.

Thí sinh Nguyễn Gia Huy, Trường THPT Phan Chu Trinh (Đà Nẵng) làm được khoảng 70%. Chỉ riêng phần nghị luận văn học, Huy tự chấm có thể đạt được từ 3-5 điểm. Những bạn không chuyên văn có thể đạt được điểm trung bình.

Tương tự, Nguyễn Phi Hùng, Trường THPT Nguyễn Hiền (Đà Nẵng) cho biết đề thi năm nay bám sát sách giáo khoa và có sự phân hóa. “Năm nay em tự tin mình làm được khoảng 70% bài thi. Nếu các bạn ôn kỹ sẽ đạt điểm cao”.

Trong khi đó, với Võ Ngọc Thanh Hoài, Trường THPT Trần Phú thì đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái, có sự phân loại giữa các thí sinh thi Ngữ văn để lấy điểm tốt nghiệp và lấy điểm xét tuyển đại học.

{keywords}

Buổi thi môn Văn, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tại Thanh Hóa vắng 162 thí sinh, có 3 thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi. Đi kiểm tra công tácthi, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Thanh Hóa năm 2019 lưu ý tập trung thực hiện tốt các khâu tổ chức, nội quy, quy định của kỳ thi, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Điểm trưởng các điểm thi nhắc nhở cán bộ coi thi đánh số báo danh, sơ đồ phòng thi, thời gian thi cho từng môn đúng quy chế, cán bộ coi thi hạn chế đi lại nhiều gây mất tập trung cho thí sinh khi làm bài...Lê Dương

Đặt mục tiêu thi đỗ khối A1, thí sinh Nghiêm Lan Anh (Trường THPT Nguyễn Trãi), không quá áp lực với bài thi môn Ngữ văn sáng nay. Lan Anh đánh giá, đề văn năm nay bám sát vào chương trình học.Nguyễn Thị Phương Anh, thí sinh tại điểm thi THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đánh giá, phần đọc hiểu của đề thi năm nay hơi khó vì đề không hỏi về phương thức biểu đạt mà tập trung vào đoạn ngữ liệu. Riêng phần làm văn với Phương Anh có phần bất ngờ vì vào bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.  Tuy nhiên may mắn cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều hỏi không khó lắm nên em làm ổn.

“Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” bọn em được ôn kỹ rồi nên không quá khó khăn. Nhưng em đánh giá bài nghị luận năm nay không được hay lắm.

Thí sinh Phan Thị Thu Giang (Trường THPT Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học năm nay không quá lắt léo nên nếu năm chắc văn bản, thí sinh hoàn toàn có thể làm tốt.

“Đề không nhiều yếu tố mới nên em nghĩ phải có dấu ấn cá nhân trong bài may ra mới đạt điểm cao”, Giang nói.

Phan Huy Hùng, thí sinh tại điểm thi Phan Đình Phùng cũng cho rằng, đề nghị luận xã hội năm nay khá dễ. Đề nghị luận văn học cũng có yêu cầu nhẹ nhàng hơn nhiều so với những năm trước. Hùng đánh giá, với đề thi này mình sẽ được khoảng 8 điểm.

Đề thi tròn trịa, không máy móc

Thầy Phan Trắc Thúc Định, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) nhìn nhận phổ điểm sẽ không thấp. Đề bám sát cấu trúc chung của Bộ đã định hướng, vừa kiểm tra được được kiến thức kĩ năng mà vẫn giữ được đặc trưng bộ môn.

Câu Đọc hiểu đưa ra ngữ liệu mới với học sinh nhưng các dạng câu hỏi học sinh đều được làm quen và ôn luyện kĩ.

Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn về “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống”  khá thực tiễn, tạo được hứng thú cho học sinh cảm nhận và đưa ra quan điểm của bản thân từ góc nhìn chân thực, mang tính cụ thể, không giáo điều, máy móc.

Câu Nghị luận văn học cung cấp đoạn văn bản rõ ràng với các ý hỏi khá mạch lạc cụ thể . Đây là câu hỏi có tính phân hóa rất rõ. Đoạn văn được lựa chọn được lựa chọn khá hay; câu hỏi cũng rất thú vị hấp dẫn.

{keywords}
Thí sinh nữ thi tại điểm thi THCS Ngô Sĩ Liên đón thí sinh nam thi tại điểm thi THPT Trần Phú. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Còn cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Ngữ văn - Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) nhận xét với học sinh Hà Nội, việc đạt yêu cầu là chắc chắn. Với những học sinh học ban D, là những em cả 3 năm theo học chú trọng các môn khoa học xã hội và có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học khối có sử dụng điểm môn Ngữ văn, thì phổ điểm khoảng từ 6.0 – 7.0.

Về kiến thức tổng thể, đề đảm bảo được tính sáng tạo và khoa học. Trong một đề học sinh được “gặp” đủ các thể loại. Ở phần đọc hiểu, độ mở của đề đều có ở các câu hỏi với các mức độ khác nhau.

So sánh với đề thi năm trước, có thể thấy rõ đề vừa sức với học sinh hơn, khoa học và khơi gợi sáng tạo rất rõ. Tuy nhiên, với nhiều học sinh không say mê học môn Ngữ văn thì sẽ luôn thấy ngại thể loại bút ký, vốn hiếm gặp trong chương trình Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông. 

{keywords}
Thí sinh Lê Cẩm Linh và mẹ chia sẻ sự thoải mái sau khi kết thúc buổi thi tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hải

Trong khi đó, ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh (Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) bày tỏ sự thất vọng với đề thi năm nay. Theo thầy, sự phân hóa ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được thể hiện khá rõ trong 4 câu hỏi. Tuy nhiên, "Trước biển" của Vũ Quần Phương là một văn bản thơ – không dễ hiểu đối với học sinh, lại là một văn bản hoàn toàn lạ với các em nên để hiểu và trả lời được những câu hỏi này không phải là chuyện dễ dàng. Hơn nữa, với văn bản này, sẽ rất dễ dẫn đến chuyện trả lời một cách vô tội vạ, gây khó khăn cho việc chấm thi. Câu Nghị luận nêu vấn đề quá cũ kĩ nên với nhiều em sẽ trở nên nhàm chán, không kích thích được khả năng tư duy và  sáng tạo của học sinh

Thầy Nguyễn Hữu Dương, Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) cũng nhận xét về cấu trúc, đề thi giống như các năm trước nên không gây bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh làm bài.

Về nội dung, phần đọc hiểu và phần nghị luận xã hội phù hợp trình độ chung của học sinh.

Phần làm văn, câu hỏi về nghị luận xã hội không xa lạ. Cuộc sống sẽ không thiếu những ví dụ để các em nói về sức mạnh ý chí nhưng để học sinh làm được yêu cầu tốt không dễ vì nếu không có kiến thức thì không biết gì, còn có kiến thức thì dễ rơi vào tình trạng viết dài, sa đà vào viết dễ thành bài văn hơn đoạn văn.  Học trò không bó tay với câu hỏi này nhưng để đạt kết quả tốt thì phải cố gắng và đây là tính phân hóa.

Câu nghị luận văn học có thể hơi bất ngờ nhưng không khó vì nằm trong phạm vi bài học. Tuy nhiên, để đạt kết quả cao không dễ.

Thí sinh Hà Nội viết về U23, hoa hậu H'Hen Nie trong bài thi môn văn

Nhóm phóng viên

 

Đề thi môn ngữ văn THPT quốc gia 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT

Đề thi môn ngữ văn THPT quốc gia 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT

- Trong buổi thi đầu tiên sáng ngày 25/6 của kỳ thi THPT quốc gia 2019, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn chính thức của Bộ GD-ĐT.