Bài làm do Trung tâm Vĩnh Viễn thực hiện, có tính chất tham khảo với thí sinh:

                                                   BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1 :

            a. Phép liên kết câu đoạn (1) văn bản (2)  : phép lặp (thách thức)

            b. Thông điệp văn bản 1:“giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người”

            c.

+ Văn bản (1)  và văn bản (2) có điểm chung: “Thách thức để thay đổi”

            + Văn bản (1) và văn bản (2) có điểm khác nhau:

·      Văn bản (1) : Thách thức để thay đổi bản thân và cuộc sống

·      Văn bản (2) : Thách thức để thay đổi bản thân

d. Học sinh có thể tự do nêu những cảm nhận của mình về việc thách thức bản thân để đạt được những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trong quá trình trình bày cần đưa ra lý lẽ để thuyết phục người đọc hợp lý và những hiệu quả của giải pháp thực hiện. Nêu được liên hệ bản thân, lưu ý phải phân biệt rõ thách thức khác với liều lĩnh bất chấp.

 

Câu 2:

            Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

*Yêu cầu chung  

Từ 1 trong 3 hình ảnh các cây trong đề, viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về 1 trong 3 cách ứng xử ấy.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề (0,5đ)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Học sinh lựa chọn 1 trong 3 cách ứng xử của cây 2, 3, 4 để bàn về cách ứng xử ấy ngày nay của các bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Sau đây là một số gợi ý cho các hướng giải quyết đề bài

 

{keywords}

 

Câu 3:

Đề 1:

a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài

Mở bài : Nêu được vấn đề

Thân bài : Triển khai được vấn đề

Kết bài: Kết luận được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận; Thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

- Mở bài : giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu.

- Thân bài : cảm nhận về tình cảm mà ông Sáu dành cho bé Thu.

+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên tám tuổi mới có dịp thăm nhà, thăm con. Tình cha con dồn nén sau bao năm chiến tranh để ông Sáu thể hiện niềm vui vồ vập, nôn nao, mong ngóng gặp con (thuyền chưa cập bến ông đã vội nhảy lên bờ).

+ Trong linh cảm của người cha, ông Sáu đã nhận ra bé Thu (ông thấy có một cô bé tóc ngắn, áo bông, quần đen đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài) ông vội vàng bước tới kêu con : “Thu!”. Đó là tiếng gọi thiêng liêng, là những cảm xúc vô bờ, dồn nén đằng đẳng tám năm trời.

+ Tình thương con của ông Sáu được thể hiện sâu sắc, xúc động trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi: ông tìm mọi cách để gần con, ông khao khát cháy bỏng để được bé Thu chấp nhận và gọi một tiếng ba. Nhưng càng gần con, đứa con gái duy nhất của ông Sáu tìm mọi cách xa lánh, đẩy ông ra xa vì vết thẹo trên khuôn mặt làm cô bé nhỡ ông không phải là cha như trong suy nghĩ và tấm ảnh chụp chung với má. Điều đó là ông Sáu đau khổ hết sức trước lời nói trỏng, thái độ ương bướng không chấp nhận sự quan tâm chăm sóc của ông đã làm cho ông tan nát cõi lòng.

+ Trước giờ chia tay ông nhìn con bằng đôi mắt kiều mến lẫn buồn rầu. Ông rất muốn ôm con vào lòng nhưng hình như lại sợ nó giẩy lên, lại bỏ chạy nên ông chỉ đứng nhìn nó rồi khẽ nói: “Thôi! ba đi nghe con”. Đó là bi kịch trong trái tim của một người cha hết mực yêu thương con sau bao năm xa cách và gặp phải nghịch cảnh.

+ Niềm vui sướng vỡ òa khi bé Thu nhận ông làm cha, ông không kìm được xúc động, nước mắt dâng trào (Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó; Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má).

+ Những ngày ở chiến khu, thương con, nhớ con, ông dồn hết cả tâm trí vào việc làm chiếc lược ngà bằng ngà voi với những dòng chữ yêu thương (yêu nhớ tặng Thu con của ba).

+ Đến phút cuối cùng của cuộc đời, tình cha con mãnh liệt trỗi dậy trong ông và ông chỉ yên lòng khi kịp trao cây lược – kỷ vật cuối cùng cho người bạn thân để trao lại cho đứa con gái yêu dấu.

+ Liên hệ: Học sinh có thể chọn một tác phẩm hoặc liên hệ thực tế cùng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh tình cảm gia đình như Nói với con (Y Phương) hoặc Con cò. Nếu chọn tác phẩm văn học (trong hoặc ngoài SGK) cần nói qua về nội dung của tác phẩm được chọn, chỉ ra nét gặp gỡ của các tác giả (có thể về nội dung hoặc nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật, tùy theo tác phẩm được chọn khi viết về tình cảm gia đình. Trên cơ sở đó, khẳng định ý nghĩa của đề tài gia đình và đóng góp của mỗi tác giả khi viết về đề tài này)

+ Liên hệ thực tế: tình cảm gia đình của những bà mẹ hi sinh bản thân mình cho con như trường hợp người mẹ bị ung thư nhưng không điều trị để cố giữ được đứa bé Bình An ra đời.

- Kết luận: Khẳng định tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu. Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.  Truyện đã thành công trong miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật. Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ.

c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận

d. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Đề 2:

Đề bài: Lưu Quang Vũ từng viết :

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu.

(Trích “ Liên tưởng tháng Hai”)

Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ. Hãy viết một bài thơ hoặc một đoạn thơ “Như một ô cửa sổ/ Mở tới tình yêu” trong em

Yêu cầu về kỹ năng:

-                Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

-                Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.

-                Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

-                Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

I.               Mở bài

-                Giới thiệu vấn đề nghị luận

II.             Thân bài

1.              Giải thích ý kiến:

-       Ô cửa – là nơi ngăn cách hai thế giới bên trong và bên ngoài

aSo sánh mỗi bài thơ như một ô cửa, nhà thơ muốn nói đến chức năng của thơ ca, là phương tiện giúp nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu kín của cá nhân mình đến mọi người.

-       Mở tới tình yêu – Đằng sau cánh cửa thơ ca chính là tình yêu- tình cảm của nhà thơ với con người, cuộc đời; tình yêu – còn là tình cảm của con người với con người dành cho nhau.

 [Ý kiến của Lưu Quang Vũ bàn về giá trị của thơ ca: Thơ ca là phương tiện để nhà thơ mở cánh cửa lòng mình đến với mọi người, và hơn thế thơ ca còn là cầu nối tâm hồn của mọi người tìm đến với nhau.

2.              Phân tích + Chứng minh                                                                         

a.              Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn.

b.              Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh

-                Lí luận:

+ Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Các nhà thơ làm thơ khi tình cảm dâng trào mãnh liệt trong trái tim, họ có nhu cầu muốn được sẻ chia, tìm được sự đồng điệu từ phía người đọc. Mỗi bài thơ được tạo ra như một cánh cửa mở tâm hồn là bởi thế!

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Nhà thơ không chỉ muốn chia sẻ, bộ lộ tình cảm của cá nhân mình, mà muốn lan truyền những xúc cảm ấy tới trái tim người đọc, đem đến cho họ những xúc cảm mới. Từ đó, thơ kết nối những tâm hồn người đọc đến với nhau, cùng hướng đến những giá trị tốt đẹp. Bởi thế mà mỗi bài thơ phải mở tới tình yêu, đưa con người đến với nhau.

-       Chứng minh bằng kiến thức văn học: chọn một bài thơ trong chương trình lớp 9 để phân tích chứng minh

3.              Mở rộng, nâng cao:

-                Thơ ca có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mỗi bài thơ là những tâm tư tình cảm sâu sắc mãnh liệt của người nghệ sĩ gửi gắm tới con người, cuộc đời. Qua những xúc cảm của cá nhân, mỗi bài thơ lại đánh thức những xúc cảm trong lòng người đọc, hướng con người tới những giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. (Hs mở rộng các tác phẩm thơ khác)

4.              Bài học:

-                Với nhà thơ: Cần cảm nhận cuộc sống bằng tất cả tâm hồn, để khi trái tim rung lên những xúc cảm mãnh liệt có thể tạo nên những vần thơ sâu sắc. Nhà thơ cần ý thức về sứ mệnh của mình là người mở cánh của tâm hồn con người, đưa con người đến với nhau, cùng sống trong một thế giới ngập tràn tình yêu. Để ô cửa thơ ca hấp dẫn, lôi cuốn hơn với người đọc, ngoài những xúc cảm sâu sắc, phong phú gửi trong nội dung, nhà thơ còn cần có những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật.

-                Với người đọc: cần cảm nhận tác phẩm bằng tất cả tâm hồn để hiểu được tiếng lòng mà người nghệ sĩ gửi gắm. Hãy mở những ô cửa thơ ca để hiểu người, hiểu mình, để được sống trong một thế giới ấm áp, yêu thương,…

III.           Kết bài:

-                Khẳng định sứ mệnh cao cả của thơ ca

 Bài giải của thạc sĩ Nguyễn Văn Thành, Trường THPT Vĩnh Viễn– TP.HCM.

Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM năm 2019

Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM năm 2019

- Sáng nay, hơn 80.000 học sinh TP.HCM vừa hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn lớp 10 với thời gian 120 phút.