Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đã tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh nội dung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn người đào tạo tại doanh nghiệp cho các nước ASEAN và nhu cầu cũng như bối cảnh tại Việt Nam.
Báo cáo tại hội thảo về xây dựng chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp, chuyên gia Nguyễn Thế Dũng, thành viên tổ tư vấn của GIZ cho biết, đào tạo tại doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động đào tạo do doanh nghiệp lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện cho người lao động của mình hoặc cho người học nghề, người học tập trong khuôn khổ liên kết với đối tác bên ngoài nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược sản xuất kinh doanh.
Chức năng đào tạo bao gồm đào tạo nội bộ và đào tạo liên kết. Đào tạo liên kết là sự hợp tác của doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, việc chuẩn hóa và phát triển chương trình đào tạo dành cho đối tượng là người đào tạo tại doanh nghiệp là rất cần thiết hiện nay.
Thời gian qua, GIZ đã phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức khảo sát trên 33 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, một cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước. Kết quả khảo sát này làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những nội dung trong chương trình đào tạo đã sát với thực tế tại doanh nghiệp chưa và việc triển khai trong thời gian tới như thế nào thì cần tiếp tục có sự góp ý và tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia.
Tại đây, các chuyên gia cũng đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp. Đa số ý kiến các đại biểu cho rằng chương trình đào tạo đã cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ của người đào tạo tại doanh nghiệp, tương thích với khung đào tạo đào tạo viên của ASEAN.
Tuy nhiên, một số nội dung trong chương trình đào tạo còn chung chung cần được chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, để triển khai thực tế tại doanh nghiệp, chương trình đào tạo này cần thời lượng phù hợp theo từng đối tượng, vị trí việc làm cụ thể của người đào tạo tại doanh nghiệp; giá trị, tính phổ biến của văn bằng, chứng chỉ cấp cho người đào tạo tại doanh nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo trong hệ thống văn bằng chứng chị quốc dân.
Trường Giang
Tỉ lệ thất nghiệp tăng ở nhóm có trình độ, giảm ở nhóm trung cấp nghề
-Quý II/2019, cả nước có 1.054 nghìn người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó số người thất nghiệp có trình độ đại học là hơn 160,5 nghìn người; cao đẳng là 68,7 nghìn người; trung cấp là 49,6 nghìn người; sơ cấp nghề là 16,8 nghìn người.