- “Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2015 và một số điểm mới của tiến trình cải cách tư pháp” là chủ đề mà Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình nói chuyện với sinh viên khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, sáng nay, 22/11.

Buổi tọa đàm là một dịp nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến và lan tỏa những thành tựu nổi bật 5 năm thi hành Hiến pháp 2013. Bộ luật hình sự (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, với những nhiều những điểm mới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp của Việt Nam.

{keywords}
Ông Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: Xuân Toàn

Ông Nguyễn Hoà Bình đã nêu bật một số vấn đề lớn mà sinh viên ngành luật quan tâm: thành tựu của quá trình cải cách tư pháp, định hướng của cải cách tư pháp trong cuộc cách mạng 4.0; vấn đề bảo đảm quyền con người trong hệ thống luật tư pháp; vấn đề tranh tụng; vấn đề các biện pháp đặc biệt trong điều tra lần đầu tiên được qui định trong luật pháp Việt Nam, ...

Tại phần toạ đàm sau đó, ông Bình cũng đã giải đáp thông tin, chi tiết tất cả hơn 10 câu hỏi của sinh viên Luật.

"Tôi có nhận được tập hợp câu hỏi rất sâu, rất chuyên nghiệp, phản ánh mối quan tâm hết sức phong phú, trọng tâm của sinh viên Khoa Luật. Tôi đánh giá rất cao chất lượng các câu hỏi. Điều này cho chúng ta biết sinh viên đang nghĩ gì, cần gì và biết được nền tảng kiến thức mà sinh viên đã được trang bị" - ông Bình nói.

Trả lời những thắc mắc của sinh viên về vấn đề ngành tư pháp thích ứng thế nào với cách mạng công nghiệp 4.0, ông Bình cho rằng nếu chưa có kinh nghiệm thì cần quan sát thực tiễn, đặc biệt là tôn trọng các quy luật phát triển của kinh tế, xã hội; không vội đưa ra phán quyết.

{keywords}
Nhiều sinh viên quan tâm tới các vấn đề như tư pháp sẽ thích ưng thế nào với cách mạng công nghiệp 4.0, AI...

Khoa Luật của ĐHQG Hà Nội hiện có 75 cán bộ giảng dạy, trong đó số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên là 64 chiếm tỷ lệ 85,3 %; số GS và PGS là 27 người (gồm 8 Giáo sư và 19 Phó Giáo sư) chiếm 36 %. Ngoài ra, khoa còn có đội ngũ trên 200 giảng viên kiêm nhiệm và cộng tác viên lâu năm.

Hiện nay, khoa đang đào tạo 3 ngành cử nhân; 9 ngành thạc sĩ, trong đó có 1 chuyên ngành lần đầu tiên được đào tạo ở Việt Nam là chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng và 1 chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế là chương trình đào tạo hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế; 6 chuyên ngành tiến sĩ.

Song Nguyên