- Đề thi THPT quốc gia năm 2018 chưa đạt yêu cầu, phần mềm chấm thi chưa chuẩn.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp ngày 30/7 khi trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia 2018 và những giải pháp cho những năm tới.
Chương trình Thời sự 19h ngày 31/7 của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin: Sau 9 giờ thảo luận, có các ý kiến cho rằng phương thức thi THPT quốc gia như hiện nay vẫn phù hợp với tình hình hiện tại và nên được giữ ổn định cho đến hết năm 2020. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT lắng nghe ý kiến các chuyên gia một cách cầu thị, nghiêm túc, phải nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình và sớm đưa ra những giải pháp tối ưu để khắc phục các hạn chế về quy trình tổ chức thi.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm trong 2 khâu ra đề thi và quy trình chấm thi vẫn còn những lỗ hổng về bảo mật.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói:
“Mặc dù qua từng kỳ thi có rút kinh nghiệm và cải tiến, nhưng công tác ra đề thi, chất lượng đề thi thời gian vừa rồi, chúng tôi xác định đề thi chưa đạt yêu cầu. Cần phải bám sát được chuẩn năng lực học sinh, những yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và mức độ tin cậy của các đề thi phải tốt hơn nữa. Về vấn đề phần mềm, trong quá trình bảo mật, chúng tôi cũng cố gắng nhưng rõ ràng khi rà soát lại thì thấy chưa được chuẩn, chưa được chặt chẽ. Chúng tôi tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia, sẽ phải làm sao để phần mềm chắc chắn tốt hơn. Điểm thứ 3 là liên quan đến tổ chức chấm thi. Tới đây, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để chỉ đạo tổ chức chấm theo cụm tập trung và giám sát trực tiếp, đặc biệt là khâu công nghệ, để hạn chế nhỏ nhất những sự tác động của con người”.
Ngày 30/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì một cuộc gặp gỡ giữa Bộ GD-ĐT và một số nhà giáo, người quan tâm tới giáo dục, lãnh đạo trường đại học để các bên trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia.
Buổi toạ đàm có sự tham gia của GS. Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ GD-ĐT, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH FPT… Bên cạnh đó, còn có GS. Nguyễn Minh Thuyết, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Lân Dũng, TS. Lê Thống Nhất, TS. Nguyễn Tùng Lâm…
Một báo cáo về cách thi tốt nghiệp ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh,… cũng như tổng kết lại các phương thức thi và xét tuyển sinh từ những năm 1970 trở lại đây đã được giới thiệu. Qua tổng kết này, có thể thấy mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Nhiều đại biểu chia sẻ, đây không phải là một cuộc họp mang tính chất hội nghị, không có những kết luận chỉ đạo được đưa ra.
Thanh Hùng
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm thi THPT quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT tập trung vào các giải pháp xử lý khắc phục,xử lý nghiêm sai phạm thi cử.
"Môn Toán, Lý, Hoá có phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học"
"Môn Toán, Lý, Hoá có phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học do phân bố điểm tương đối chuẩn, cho phép dễ dàng phân loại thí sinh để tuyển sinh" - TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên, chuyên gia độc lập nghiên cứu giáo dục đại học nhận định.
Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới sẽ thay đổi?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc gặp giữa Bộ GD-ĐT với một số nhà giáo, người quan tâm tới giáo dục, lãnh đạo trường đại học.
Thi THPT quốc gia: “Không phải xử anh Lương, anh Hoài là xong chuyện”
TS Lê Viết Khuyến cho rằng khi nào hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt thì hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp.
Những lỗ hổng dẫn tới sai phạm thi cử như ở Hà Giang, Sơn La
Nhiều lỗ hổng được các chuyên gia, người có kinh nghiệm trong ngành giáo dục vạch ra có thể dẫn tới sai phạm thi cử như các vụ việc được phanh phui.