"Trường con gái bản xứ" từng là tên của trường học nào?

A. THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Đáp án: Được xây dựng năm 1913, đây là ngôi trường dành riêng cho nữ sinh. Sau hai năm xây dựng trường tuyển sinh khóa đầu tiên được 42 nữ sinh. Ban đầu trường chỉ có những lớp đồng ấu và những lớp cao đẳng của bậc sơ học. Năm 1922 trường khánh thành Ban nữ trung học học đường với cái tên Collège de Jeunes Filles Indigènes (Trường con gái bản xứ). Màu tím được chọn là màu áo đồng phục cho nữ sinh thời bấy giờ, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam vì thế trường còn được gọi là Trường nữ sinh Áo tím.  Năm 1940, trường được đổi tên là Lycée Gia Long, màu áo tím của nữ sinh được chuyển sang màu áo trắng tinh khôi cùng với huy hiệu bông mai vàng. Sau ngày đất nước thống nhất, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. (Ảnh: Panoramio)

B. THPT Marie Curie

 

Trường nào sau đây từng có 10 năm chuyển sang hệ bán công?

A. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

B. Trường THPT Marie Curie

Đáp án: Lịch sử không ghi nhận ngày thành lập chính xác ngôi trường này nhưng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Trường Marie Curie được thiết lập trong khoảng từ năm 1858 đến 1862. Trường mang tên nữ bác học Marie Curie từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh, với tên gọi ban đầu là Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp (Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles Françaises) Lycée Marie Curie. Trường đã qua nhiều lần đổi tên Trung học cơ sở Calmette, Trung học Lucien Mossard và đến đầu năm 1948, trở lại với tên gọi cũ là Trung học Marie Curie (hay Lycée Marie Curie), mang tên nhà khoa học người Ba Lan – Pháp từng hai lần đoạt giải Nobel Vật lý. Sau 30/4/1975, Trường Marie Curie đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Marie Curie. Năm 1997, trường được đổi tên thành Trung học phổ thông bán công Marie Curie. Năm 2006, trường được chuyển sang hệ công lập với tên gọi Trung học phổ thông Marie Curie cho đến nay. Như vậy Trường THPT Marie Curie từng có 10 năm (1997-2006) là trường bán công.

C. Trường THPT Gia Định

 

Trường học nào do một Đức cha (chức sắc trong tôn giáo) thành lập?

A. Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

B. Trường THPT Trưng Vương

C. Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

Đáp án: Năm 1874, Cha Henri De Kerlan – Cha Sở coi Thánh đường Sài Gòn tự xuất tiền riêng sáng lập trường Lasan Taberd đặt tại dinh của Tri phủ Tân Bình đời Tự Đức. Trường xây xong năm 1875 và hoàn thiện năm 1887, đầu tiên để nuôi trẻ mồ côi lai Âu và lai Pháp bị bỏ rơi, sau này thu nạp học sinh bất luận lương – giáo. Ban đầu có 58 học trò do các tu sĩ, truyền giáo sư gồm 2 người Việt nam và 2 người Pháp dạy dỗ. Từ năm 1889, các sư huynh đầu tiên của trường công giáo: Les Frères des Ecoles Chrétiennes được mời từ Pháp qua. Những dãy nhà cũ của trường là do Đức cha Mossard đứng coi xây cất, những dãy nhà mới xây đồ sộ sau này là do các sư huynh tiếp tục tu tạo thêm để dạy học sinh từ cấp Tiểu học đến Đệ nhị cấp. Ngày 12/12/1975 theo thông cáo chung của Sở Giáo dục và Ủy ban liên lạc Công giáo – văn thư của Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, trường Lasan Taberd được chính thức bàn giao cho Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/1976, Trường Trung học Sư phạm nhận bàn giao từ trường Lasan Taberd cũ và bắt đầu khóa đào tạo đầu tiên của trường. Đến năm 2000, Cơ sở vật chất trường Trung học Sư phạm được bàn giao để thành lập trường THPT Trần Đại Nghĩa theo quyết định của UBND TP.HCM. Ngày 4/10/2002 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định cho phép chuyển trường THPT Trần Đại Nghĩa thành trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

 

Ngôi trường nào sau đây tính đến thời điểm này có tuổi đời tròn 145 năm?

A. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

B. Trường THPT Lê Quý Đôn

Đáp án: Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833). Đầu thế kỷ 20, trường mở rộng nhận học sinh người Việt (phải có quốc tịch Pháp. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học trò Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp. Năm 1954, trường đổi tên thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII) nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt. Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29 tháng 8 năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường PTTH Lê Quý Đôn. Trong giới thiệu của trường có đăng tải theo từ điển thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh do hai tác giả Thạch Phương và Lê Trung Hoa chủ biên khẳng định: Năm 1874, thành lập Trường Collège Chasseloup Laubat. Do vậy Trường THPT Lê Quý Đôn là một trong những trường cổ nhất Sài Gòn. Tính đến nay tròn 145 tuổi.

C. Trường THCS Colette

GS Trần Đại Nghĩa từng học ở ngôi trường nào?

A. Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

B. Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong

Đáp án: So với các trường học trên, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (ngày nay) ra đời muộn hơn. Được xây dựng vào năm 1927 với tên gọi Collège Petrus Ký (Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký) . Nhưng năm 1928 trường mới khai giảng năm học đầu tiên với 200 học sinh. Nhưng ngôi trường này đã sản sinh ra nhiều thế hệ học sinh - thanh niên yêu nước, nhiều nhà giáo, nhà cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng trong đó có GS - Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

C. Trường THPT Lê Quý Đôn

 

Lê Huyền