- Trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập nhiều kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” liên quan đến ngôi thiên tử.

Câu 1: Vị vua nào có 300 vợ nhưng lại không có người con nào?

A. Dục Đức

B. Tự Đức

Đáp án: Tự Đức là một trong những vị vua hay chữ bậc nhất sử Việt. Ông là vị vua thứ tư của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847-1883. Vì mắc bệnh quai bị từ nhỏ, cơ thể gầy yếu, thế nên dù có tới 300 bà vợ, phi tần nhưng nhà vua lại không thể có con nối dõi.

C. Thành Thái

 

Câu 2: Vị vua giữ ngôi báu lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là ai?

A. Lý Nhân Tông

Đáp án: Vua Lý Nhân Tông làm vua từ năm 6 tuổi và đến khi mất là 62 tuổi. Tổng cộng ông đã giữ ngôi báu trong suốt 56 năm. Ông cũng chính là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Xếp sau vua Lý Nhân Tông lần lượt là vua Lê Hiển Tông ở ngôi vua 46 năm từ năm 1740 – 1786; Vua Lê Thánh Tông ở ngôi 37 năm từ năm 1460 – 1497; Vua Tự Đức ở ngôi 36 năm từ năm 1847 – 1883.

B. Lê Hiển Tông

C. Lê Thánh Tông

 

Câu 3: Triều đại nào có hai vị vua cùng lúc?

A. Đinh

B. Ngô

Đáp án: Nhà Ngô chính là triều đại phong kiến duy nhất ở nước ta có tới 2 vua trị vì cùng lúc. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, người con rể Dương Tam Kha đã cướp ngôi vua, về sau hai con trai ông là Ngô Xương Văn (950-965) và Ngô Xương Ngập (951-954) lật đổ được Dương Tam Kha và cùng xưng vương, cùng trị vì thiên hạ.

C. Tiền Lê

 

Câu 4: Nữ hoàng duy nhất trong sử Việt là ai?

A. Lê Ngọc Hân

B. Lý Chiêu Hoàng

Đáp án: Lý Chiêu Hoàng là con gái vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà chào đời, nhà Lý (1010-1225) đã bước vào thời kỳ suy tàn. Bà là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên Lý Chiêu Hoàng chỉ ở ngôi báu hơn một năm. Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc.

C. Ngọc Vạn

 

Câu 5: Vị vua nào lên ngôi ở độ tuổi trẻ nhất?

A. Lê Nhân Tông

Đáp án: Vua Lê Nhân Tông là con thứ ba của vua Lê Thái Tông, mẹ là Nguyễn Thị Anh. Do vua cha mất sớm, lúc mới 19 tuổi trong vụ án Lệ Chi Viên, chỉ 4 tháng sau, ông được các đại thần lập lên ngôi. Khi ấy, ông được 1 tuổi 6 tháng, là vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau vua Lê Nhân Tông, vua Mạc Mậu Hợp lên ngôi lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi.

B. Lý Cao Tông

C. Lý Anh Tông

Thúy Nga

Bi kịch bị chồng rạch mặt trả thù của một nàng công chúa

Bi kịch bị chồng rạch mặt trả thù của một nàng công chúa

Bị chồng rạch mặt vì mối thù với vua cha, phải lấy hai vua đối địch làm chồng... Bạn có biết những nàng công chúa khốn khổ này là ai không?

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Đa phần các vua chúa trong triều Nguyễn đều ăn uống tốn kém, xa hoa. Tuy nhiên vẫn có một số vị vua ăn uống giản dị giống như dân thường.

Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài

Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài

Đây là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa, vượt qua rất nhiều người Pháp. Kết quả này đã làm giới báo chí Paris hết sức ngạc nhiên.

Người phụ nữ 3 lần từ chối làm vợ vua

Người phụ nữ 3 lần từ chối làm vợ vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những người phụ nữ rất đặc biệt.

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Vua Lê Đại Hành được biết tới là một vị hoàng đế có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.