Bị chồng rạch mặt vì mối thù với vua cha, phải lấy hai vua đối địch làm chồng... Bạn có biết những nàng công chúa khốn khổ này là ai không?

 

Năm 1127, vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh. Sau đó 17 năm, vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung (có sách chép là Hồng Liên) cũng cho Dương Tự Minh. Xét về thứ bậc, trong hoàng tộc, mối quan hệ giữa hai công chúa này như thế nào?

A. Bà - cháu

Đáp án: Tháng 12 năm Đinh Mùi (1127) trước khi mất, Lý Nhân Tông xuống chiếu gả công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh là thủ lĩnh phủ Phú Lương. Năm Giáp Tý (1144) Dương Tự Minh được hưởng ân sủng đặc biệt mà trong lịch sử Việt Nam chỉ mình ông có vinh dự này, đó là việc Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung (có sách chép là Hồng Liên) cho Dương Tự Minh lúc này cai quản các khe động dọc theo biên giới đường bộ và phong Minh làm Phò mã lang. Xét về thứ bậc trong hoàng tộc, công chúa Diên Bình là bậc bề trên, ở địa vị người bà, còn công chúa Thiều Dung ở vai trò người cháu. Hai bà cháu lấy chung một chồng nhưng cách nhau 17 năm, đây cũng là một điều hiếm thấy trong lịch sử.

B. Cô - cháu

C. Chị - em

 

Bị chồng rạch mặt vì mối thù với vua cha – nàng công chúa khốn khổ này là…

A. Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng

Đáp án: Trong 12 sứ quân bại trận dưới tay vua Đinh, Ngô Nhật Khánh là lãnh đạo tàn dư cuối cùng của nhà Ngô, chính là sứ quân hàng phục sau cùng, ược phong làm phò mã nhà Đinh, kết duyên với công chúa Phất Kim. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: "….Một hôm, sau khi nhận được mật thư của vua Chiêm thông báo sẵn sàng chu viện binh lính đánh Đại Cồ Việt, Ngô Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành. "Ngô Nhật Khánh dẫn vợ là công chúa đi trốn. Tới cửa biển Nam Giới (tức là cửa Sót, nằm ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), hắn rút dao bên mình ra, xẻo má vợ mà kể tội: "Cha mày đã lừa gạt để ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của cha mày. Thôi, mày hãy trở về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta…". Nói xong, Phò mã sang thuyền chiến cạnh đó hối thúc quân chèo, bỏ lại công chúa”.

B. Ngọc Bình, công chúa của vua Lê Hiển Tông

C. Chiêu Hoa là con gái của vua Trần Thánh Tông

 

Đến nay dân gian vẫn lưu truyền câu ca: “Số đâu có số lạ lùng/ Con vua mà lấy hai chồng làm vua”. Đó là câu chuyện về vị công chúa nào của nhà Lê?

A. Thiên Tinh

B. Mai Hoa

C. Ngọc Bình

Đáp án: Lê Ngọc Bình là con gái thứ 23 của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Vào năm 1795, Quang Toản (tức vua Cảnh Thịnh) phong công chúa Ngọc Bình, khi đó vừa tròn 12 tuổi, làm Chính cung hoàng hậu. Đến tháng 5/1801 Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy, Ngọc Bình và một số cung nữ khác bị kẹt lại Phú Xuân. Vua Gia Long lấy Ngọc Bình làm Phi, không những thế còn phong cho nàng làm Đệ tam cung Đức Phi.

 

Hoàng Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh (Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng) đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Thiền sư đã dùng ngọn lửa (tự thiêu) để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô. Sau khi Thiền sư viên tịch, Hoàng Cô đã…

A. Ở lại chùa cho đến ngày khai mộ rồi hồi kinh

B. Uống độc dược quyên sinh

Đáp án: Sách Thiền sư Việt Nam chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư. Do cảm mến và quá hâm mộ tài năng cũng như đức độ của Thiền sư nên Hoàng Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh (Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng) đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với người con của Phật. Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định lánh mặt nên đã lên chùa Đại giác (nay ở Biên Hòa, Đồng Nai). Thiền sư biết cuộc đời này là mộng huyễn ảo ảnh nên đã dùng ngọn lửa (tự thiêu) để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô. Hoàng Cô rất buồn bã và cho biết rằng bà sẽ ở lại chùa cho đến ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng ngay ngày hôm sau, Hoàng Cô uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại giác nhằm ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

Ngoài Huyền Trân, triều Trần còn có một nàng công chúa hy sinh bản thân bằng cách kết hôn với kẻ thù để cản bước tiến của giặc. Người đó là…

A. An Tư

Đáp án: Công chúa An Tư theo ghi nhận là con gái út của Trần Thái Tông (Việt sử tiêu án chép Thiên Tư công chúa). Đầu năm 1285, quân đội nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: "Tháng 2 (Ất Dậu)... Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy". Trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi:..."Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Thiên Tư công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước".

B. Chiêu Hoa

C. Phụng Dương

Ngân Anh

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Đa phần các vua chúa trong triều Nguyễn đều ăn uống tốn kém, xa hoa. Tuy nhiên vẫn có một số vị vua ăn uống giản dị giống như dân thường.

Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài

Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài

Đây là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa, vượt qua rất nhiều người Pháp. Kết quả này đã làm giới báo chí Paris hết sức ngạc nhiên.

Người phụ nữ 3 lần từ chối làm vợ vua

Người phụ nữ 3 lần từ chối làm vợ vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những người phụ nữ rất đặc biệt.

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Vua Lê Đại Hành được biết tới là một vị hoàng đế có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.