A. Phan Đình Phùng
B. Trương Định
C. Hoàng Hoa Thám
Đáp án: Người con gái đó có tên Hoàng Thị Thế (1901 - 1988), là con của Đề Thám với bà vợ thứ ba tên Đặng Thị Nho (còn gọi là bà Ba Cẩn). Bà đã từng đóng các phim điện ảnh của Pháp như “Một bức thư” năm 1930, “La donna Bianca” năm 1931, “Le secret de l’émeraude” (Bí mật ngọc lục bảo) năm 1935.
A. Phan Thanh Giản
Đáp án: Bức ảnh chụp cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) là bức ảnh chụp chân dung xưa nhất của người Việt Nam, bức ảnh được chụp vào năm 1863 tại Paris Pháp khi cụ Phan cầm đầu phái đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ. Ông sang Pháp được ba tháng nhưng không gặp được vua Napoleon III, ông đành trở về Việt Nam với những lời hứa hẹn của Pháp, nhưng khi về đến Việt Nam thì Pháp đã đánh chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây. Sau đó ông được triều đình nhà Nguyên phân bổ trách nhiệm vào trấn thủ miền nam, tới năm 1867 toàn bộ Nam Kỳ thất thủ và rơi vào tay người Pháp. Cảm thấy không thể hoàn thành được sứ mệnh của triều đình giao cho, ông uống thuốc độc tử tử chết cùng năm. Hiện tại bức hình này còn được lưu tại bảo tàng nhân chủng học ở Paris Pháp.
B. Phan Bội Châu
C. Phan Châu Trinh
A. Hà Nội
Đáp án: Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nền điện ảnh được khai sinh với buổi chiếu của hai anh em Auguste và Louis Lumière tại tầng hầm quán Grand Café ở Paris. Đầu năm 1896, anh em nhà Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi qua Thượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28/4/1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này.
B. Huế
C. Sài Gòn
A. Kim Vân Kiều
Đáp án: Phim Kim Vân Kiều là một bộ phim thời đại Việt Nam, đây là phim truyện đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam vào năm 1923. Điện ảnh du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1898 với những rạp chiếu bóng do người Pháp xây dựng. Sau đó cũng đã có những phim tài liệu quay ở Việt Nam khai thác phong cảnh, phong tục, hội hè... của Việt Nam. Đến năm 1923, công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinéma) mới thực hiện cuốn phim truyện đầu tiên Kim Vân Kiều. Đây là đề xướng của một người Pháp là Famechon và có sự cộng tác của một người Việt được ghi tên là Mr Vĩnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Cốt truyện phim được lấy từ tác phẩm của Nguyễn Du, được Famechon chuyển thể thành kịch bản điện ảnh và không có sự thay đổi đáng kể nào về tình tiết. Phim dài 1500 m, phần ngoại cảnh được quay ở các vùng phụ cận của Hà Nội: dinh Từ Hải là sân chùa Láng, nơi Kiều viếng mộ Đạm Tiên là nghĩa trang Yên Thái, cổng làng Thọ là nhà Tú Bà. Các vai diễn do các đào kép của ban tuồng Quảng Lạc đảm nhiệm. Phim được công chiếu vào ngày 14/3/1924 tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền.
B. Đồng tiền kẽm tậu được ngựa
C. Cả Lố
A. Công tử Châu Văn Tú
Đáp án: Chiếc xe hơi đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện tại Sài Gòn vào năm 1907. Tuy nhiên lúc bấy giờ, chủ sở hữu của chiếc xe là một người Pháp. Còn người Việt Nam đầu tiên sở hữu ô tô là Châu Văn Tú, hay còn được biết đến là thầy Năm Tú. Vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, chàng công tử Châu Văn Tú được cho sang Pháp du học. Sau đó, ông có quốc tịch Pháp mang tên Pierre Tú và rất sính đồ ngoại. Người ta biết đến ông nhờ vào khả năng nói tiếng Pháp hay như hát, với âm vực mũi tỏ ra sang trọng. Sau khi mua xe, kể cả lúc la cà đây đó với đám hát đờn ca tài tử, ông cũng phóng xe hơi đến, rồi chở bạn đi chơi khắp nơi.
B. "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy
C. "Công tử Cần Thơ" Dương Văn Quảng
Phương Chi
Thử tài với 10 câu đố vui thông minh
Xin mời các bạn cùng thử tài với 10 câu đố vui sau nhé. Nếu trả lời đúng tất cả, bạn quả là người rất hài hước và thông minh.
Thanh long đao nào được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam?
Cả nước hiện có 215 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.