A. Vua Lê Kính Tông
B. Vua Lê Thần Tông
Đáp án: Vua Lê Thần Tông tên là Lê Duy Kỳ, sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi (1607) là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê, con trưởng của vua Lê Kính Tông (1600 - 1619). Vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sử học Charles Robequin trong cuốn 'Le Thanh Hoa' (xứ Thanh Hóa) - sách nghiên cứu về lịch sử, địa lý, phong tục, con người Thanh Hóa - đề cập ông Lê Duy Kỳ là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ người châu Âu.
C. Vua Lê Chân Tông
A. Pháp
B. Tây Ban Nha
C. Hà Lan
Đáp án: Sau Hoàng hậu Ngọc Trúc, để phục vụ mục đích chính trị và giao thương quốc tế, vua Thần Tông được cho là cưới thêm năm bà vợ nữa, mỗi bà thuộc một dân tộc. Điều này khiến ông trở thành vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ phương Tây và có nhiều vợ là người dân tộc. Vợ thứ hai của vua Lê Thần Tông là người Xiêm (Thái Lan), vợ thứ ba là người Mường, vợ thứ tư là người Trung Quốc, vợ thứ năm là người Lào. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài (Historie du Royaume de Tunquin), linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê - Trịnh, có đoạn cho biết người vợ thứ sáu của vua Lê Thần Tông là cung phi người Hà Lan. Theo các tài liệu, người vợ Hà Lan của vua tên Orona là con gái phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Năm 1630, trong chuyến sang Việt Nam, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở Thăng Long. Nghe lời khuyên của bố, bà đã ở lại làm vương phi của vua Lê. Cuốn Lịch sử cổ và hiện đại Trung Kỳ (Histoire ancienne et moderne de I’Anam) của giáo sĩ Adrien Lurray có đoạn viết: “Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên. Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung tần, đứng thứ hai sau hoàng hậu”. Nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier viết trong một tác phẩm rằng bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan và bà là cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái.
A. Bùi Viện
B. Trần Trọng Khiêm
Đáp án: Nếu như Bùi Viện được coi là sứ giả Việt đầu tiên sang Hoa Kỳ kết mối bang giao hào hiếu đồng minh thì có một người Việt Nam đã sang Hoa Kỳ trước đó 20 năm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hiến Lê, ông là Trần Trọng Khiêm sinh năm 1821 quê Phú Thọ. Năm 20 tuổi ông Khiêm lấy vợ người họ Lê cùng làng. Do điều kiện buôn bán nên ông thường vắng nhà, tên cai tổng trong làng luôn tìm cách quyến rũ vợ ông. Một sớm bà đi chợ, tên cai tổng cho lính bắt cóc đưa về nhà cưỡng hiếp. Bà không chịu, chống cự lại nên bị cai tổng đánh chết và vứt xác mất tích. Khi ông Khiêm về nhà nghe chuyện liền cầm dao giết chết tên cai tổng để trả thù cho vợ. Xong ông bỏ quê quán trốn đi biệt tích. Ông xuống phố Hiến rồi theo các tàu buôn của nước ngoài. Ông làm thủy thủ trên tuyến đường biển từ Hương Cảng (Hồng Kông), Hoàng Tân (Yokohama – Nhật Bản), London (Anh), Amsterdam (Hà Lan)… Trần Trọng Khiêm nói thông thạo tiếng Quảng Đông, tiếng Anh. Khoảng năm 1847 – 1848, Trần Trọng Khiêm tới Mỹ, bỏ tàu lên bờ tìm cách sinh sống lâu dài. Khoảng năm 1854 – 1855, Trần Trọng Khiêm rời Mỹ, tìm cách quay về quê hương và như vậy, ông Khiêm đã sống và làm nhiều nghề trên đất Mỹ trong khoảng 7 – 8 năm.
C. Phạm Phú Thứ
A. Nguyễn Phúc Ngọc Liên
B. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn
C. Nguyễn Phúc Ngọc Hoa
Đáp án: Công nữ có họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và phân tích của tác giả Thân Trọng Thủy cùng sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai, thương nhân Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang buôn bán tại Hội An. Câu chuyện về hai người trở thành một truyền kì nổi tiếng ở Nagasaki. Trong tài liệu của Hội hữu nghị Nagasaki-Việt Nam, dựa trên nghiên cứu của GS Iwao Seiichi ghi nhận: “Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế, ông (Araki) gặp gỡ với một người con gái đẹp thuộc dòng bên ngoại được vua An Nam nhận làm con nuôi và kết hôn với cô ta. Ông là người Nhật đầu tiên kết hôn với người nước ngoài và trở về Nhật với một công nữ con vua, cho dù chỉ là con nuôi".
A. 2007
B. 2008
Đáp án: Ngày 22.5.2008, Bùi Văn Ngợi cùng với hai nhà leo núi khác người Việt là Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh đã cắm cờ Việt Nam trên “nóc nhà thế giới”. Bùi Văn Ngợi đã trở thành người Việt đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest ở Nepal vào độ tuổi 24, một thành tựu mà rất nhiều người ưa leo núi và chinh phục độ cao trên toàn thế giới mơ ước.
C. 2009
Phương Chi
Chiếc máy bay nào được công nhận là 'Bảo vật quốc gia'?
Các ngôi sao sơn trên mũi máy bay tiêm kích Việt Nam có ý nghĩa gì? Máy bay giàu thành tích nhất của không quân Việt Nam được công nhận là bảo vật quốc gia là chiếc nào?…